Những góc nhìn thú vị của người nước ngoài về người Việt Nam

Sưu tầm

Những điều này không được người nước ngoài nói ra thì người Việt chúng ta có biết được không nhỉ?

chia_se_4

chia_se_1

chia_se_2

chia_se_3

 

chia_se_5

chia_se_6

chia_se_7

11 bình luận

Filed under Sưu tầm

11 responses to “Những góc nhìn thú vị của người nước ngoài về người Việt Nam

  1. Thỏ con

    Còn Jim C – người Canada
    Ùn tắc giao thông là do người Việt mình quá khổ nên sắm được xe máy để làm phương tiện là thuận lợi cho di chuyển nhanh lại bị thất nghiệp nên đổ xô về thành phố làm việc ..quá tải mà đâu thể nới rộng đường được ngay lập tức và cứ thế kéo dài mãi từ năm này đến năm nọ…

  2. Diệp Kim Chi

    Mình thấy cô Shirley M-Người Mỹ nói đúng.
    Giáo dục nằm trong nền tảng gia đình tiếp theo là nhà trường để tạo nên nhân cách cho đứa trẻ mà lớp trẻ là mầm non của xã hội.Từ trong gia đình phải tập cho trẻ biết tự lo những công việc nhà theo từng lứa tuổi để lớn lên trẻ biết sống tự lập và tự tin.,không nói dối trẻ , dạy trẻ biết yêu thương , không cho trẻ tiếp xúc với những mâu thuẫn của cha mẹ nhưng tranh luận thì được.
    Với suy nghĩ sinh con trai thì quý hơn nên con trai thường có lối sống trưởng giả ăn trên ngồi trước không làm việc đàn bà, cả những tầng lớp khó khổ vẫn còn suy nghĩ đó. Điều này đã tạo cho con trai mình khó thành đạt trong cuộc sống chỉ sống ỷ lại và dựa dẫm vào cha mẹ.

  3. WHWH

    Theo tôi, có sự đứt gãy văn hóa (cultural fracture) ở VN.
    Xã hội: khi đồng tiền là thống soái, giải quyết mọi việc đều phải có “bác”. Kiếm tiền là động lực của mọi hành vi. Người VN trở nên tham lam, thực dụng và vô cảm.
    Nhà trường: sự thương mại hóa giáo dục biến nhà trường thành nơi làm dịch vụ.
    Gia đình: cha mẹ mãi lo kiếm tiền, thiếu thời gian gần gũi con cái và có ý định dùng tiền kiếm được mua sự giáo dục cho con cái. (chạy trường, chạy lớp, chạy thầy…).
    Dù sao truyền thống dân tộc nghìn năm, di sản tâm linh (các tôn giáo), căn bản đạo đức Khổng Mạnh (tôn sư trọng đạo, hiếu kính cha mẹ, bảo tồn họ tộc, quý trọng bằng hữu…) vẫn là những mạch ngầm đang được giữ gìn để đối kháng với chủ nghĩa duy vật tầm thường, cơ hội và giả dối.

    • Nguyên Thủy

      Chào anh WHWH…Lâu không gặp anh..Vẫn khoẻ chứ anh?
      Thích chữ “gãy” của anh…
      Có một chữ âm tương tự đọc lại thấy đúng
      Đàn gảy tai trâu …đó anh nên có ai lắng nghe đâu..?
      Chúc anh vui khoẻ.

  4. TT Hiếu thảo

    cũng nên coi những sưu tầm này rất giá trị các bạn ơi oi

  5. Tào Lao

    Xưa nay tui vẫn thường nói: “Cái tốt nên học hỏi, cái xấu nên tránh đi”
    chớ còn có nhiều trường hợp “Cái tốt không chịu học hỏi, còn cái xấu cứ áp dụng” ,,,đó là mới là pó tay chấm côm …

  6. Trúc Sơn

    Thường thì người ngoài thấy rõ hơn người trong cuộc, cò nghĩa là họ nói khá khách quan và chính xác.
    Nhưng đôi điều thì văn hóa Đông- Tây có đôi điểm dị biệt- nên khó có qui chuẩn nào để luận đúng sai. Tôi ví dụ: Người Việt Nam viêc hỏi tuổi tác- tình trang hôn nhân và con cái thì không liêt vào phạm trù khiếm nhã như quan niêm của người phương Tây.
    Tôi xin ghi lại lời hỏi han qua lại của Nguyễn Trãi và người đẹp Nguyễn Thị Lộ, qua lần gặp đầu tiên:
    #- Nguyễn Trãi, hỏi:
    Ả ở nơi nào bán chiếu gon
    Chẳng hay chiếu ấy hết hay còn
    Xuân xanh ươc được bao nhiêu tuổi,
    Đã có chồng chưa, được mấy con?
    @- Nguyễn Thị Lộ, đáp:
    Thiếp ở Tây Hồ bán chiếu gon
    Cớ chi ông hỏi hết hay còn?
    Xuân xanh vừa độ trăng tron lẻ
    Chồng còn chưa có- hỏi cho con!
    là lời thơ đối đáp hay được lưu truyền. Chúng ta biết Nguyễn Trãi là Quan Văn lịch lãm, với tước vị: Vinh lộc Đại phu Nhập nội Hành khiển tri Tam quán sự – dưới triều Hậu Lê của VN- há lẽ là người bất lịch sự ư?
    Cho nên theo Trúc Sơn thì vài quan niệm dị biệt giữa Đông- Tây nên chắt lọc và suy nghĩ.
    Cảm ơn các bạn đã chịu khó đọc lời còm dài của Trúc Sơn.
    Mến

  7. Cà Kê Dê Ngỗng

    Tui đờ nghị mấy thủ trưởng bắt mấy ngừ nầy làm bản tự kiểm điểm đi, ngừ nước ngòai vào VN làm việc ké mà không tuân theo “khẩu hiệu”

  8. Nguyên Thủy

    Hình như tựa đề của bài này không hợp với nội dung ?”Phê phán” hơn là “thú vị”??
    Những nhận xét của họ rất đúng và khách quan…
    Con người trong xã hội VN ngày nay sống và làm việc mang tính đối phó theo những biến chuyển chung quanh, hàng ngày….Thí du như chuyện đội nón bảo hiểm.

    Thanh niên mất đi đam mê trong học tập so với thế hệ trước.. vì sao?Vì kết qủa học tập ở đại học không bảo đảm chỗ làm tốt khi ra trường…
    Trong trường học, sinh viên không muốn làm phật lòng thầy…
    Thầy không muốn đào sâu về môn học đó (có khi cũng không phải nghành học của thầy).

    Đạo đức- tiêu chuẩn – kỷ luật và pháp trị là những thứ yếu kém của xã hội VN ngày nay..Khi nào người ta sống và làm việc không bằng khẩu hiệu nữa thì Việt Nam mình sẽ hùng cường đúng nghĩa.

  9. Sáng nay Thu đọc mục sưu tầm về nhửng nhận xét về người Việt chúng ta của một số người nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại VN ,,mình thấy quá buồn ,vì nhửng ý kiến nhận xét của họ quá đúng quá chính xác ,kg biêt lớp trẻ chúng ta sẻ nghỉ gì khi đọc nhửng nhận xét này và củng kg biết đến bao giờ chúng ta sẻ thay đổi được nhửng nhận xét này của họ đối với đất nước chúng ta ,một đất nước luôn tự hào có một nền văn hóa Ngàn năn Văn hiến ….Thật buồn ..Ly cafe trên tay đắng ngắt …./

Hãy gởi những lời bình luận thân thương đến với mọi người.

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.