Trần Thị Hiếu Thảo
(Thể loại Hồi Ký&TT)
NỮ VĂN SĨ ALEXIEVICH- CÂY BÚT CAN ĐẢM ĐƯỢC GIẢI NOBEL 2015.Trên trang web riêng, bà viết:
“Tôi không chỉ ghi nhận lại các sự kiện khô khan của lịch sử. Tôi viết về lịch sử của cảm xúc con người. Những gì con người nghĩ, hiểu và nhớ về những sự kiện.(HT trích).
Tôi rất tâm đắc câu này.(HT)
Chương Một
Mặt trời mới lên sương chưa tan. Sương còn đọng trên cây cỏ, phiến lá. Gà gáy lần chót lai rai. Đoàn thanh niên đã tiến về phía núi Lạc Sơn để phát quang, đường xá trong chiến tranh nó đã trở nên hoang vu nhiều. Hai đơn vị thi công hôm nay là Trực Đạo và Trà Lương nhằm giúp đỡ. Họ hỗ trợ các thôn miền trên chứ không phải các thôn tự làm. Hiền thấy họ nhưng không kể, cô xăm xăm băng đường, qua nhà chú bốn bên kia đường. Các thửa ruộng lúc này vẫn còn chưa khai tỉa, đang đợi…
Hiền qua nhà sớm lắm, khi Liễu đang đứng quét sân lúc sáng sớm.
Hiền nói:
– Chú bốn ơi! Ba đâu em Liễu. Ba chị tin cho, nói chú đi cải tạo đó.
– Sao nói ba em không đi mà? Liễu hỏi và nhìn vào mắt chị Hiền.
Hiền cúi xuống nhìn đất, nhìn sân gạch, rồi ngước lên nhìn Liễu mà trả lời:
– Ban đầu thì vậy, nhưng họp chi bộ lần cuối họ quyết định em à.
– Ba em hôm qua đi rừng chặt cây, bị mắc mưa nên cảm nằm trong nhà.
Hiền nhỏ tuổi hơn Liễu một tuổi, nhưng vai chị. Vì ba Hiền là con bà chị. Ba của Liễu là con bà em. Và nội của hai người là chị em ruột của nhau.
Hiền tiếp:
– Thím đâu, nói má chuẩn bị gạo thóc cho chú đi nha. Chiều nay họ đưa giấy báo đó. Ba chị nói nên báo cho chú thím biết trước.
Nghe đến đây mắt Liễu rưng rưng. Hiền cũng thấy buồn vô hạn. Mấy em trong nhà Hoa, Thanh, Thảo, Ánh, Ngọc, đều chạy ra nhốn nháo khi nghe hung tin. Cả tháng nay chúng nom nướp sợ ba đi cải tạo.
Chị Liễu là con đầu và là cô gái đẹp nhất trong nhà.
Liễu lên 18, Hoa lên 16, Thanh lên 13, Thảo lên 10, Ánh lên 5, Ngọc lên 4.
Thanh lẹ miệng hỏi thêm:
– Ba em phải đi cải tạo hả chị?
Hiền chỉ gật đầu không nói nữa.
Vừa lúc đó Thảo như hiểu được sự việc sắp tới. Ba phải xa nhà, ba phải xa gia đình, ba phải đi cải tạo, cô bung khóc như kiến cắn, rồi thích nói lên chính lòng mình:
– Không. Em không… cho ba em đi đâu? Ba em bịnh. Em thương ba em. Huhu.
Cả mấy chị em đưa mắt nhìn Thảo.
Thảo mặc chiếc áo hoa cổ cánh én, tay áo ngắn và áo hơi cũ, nhưng cô ưa chuộng nó. Thảo đứng cạnh giữa hai chị và hai em. Liễu, Hiền đứng một góc sân nhìn. Trông như một thảm cảnh của họ, khi có tin buồn.
Nhung người mẹ các con, vợ ba Kim đang rang gạo trong bếp, làm nước uống cho chồng. Đó là một chất gạo kết họp ngâm rải với tý nước trong thời lượng ít, và đem rang lên cho vàng thay trà, thơm giải nhiệt, trị cảm, trị thương hàn, hay nhất vào thời kỳ thuốc than khan hiếm.
Nghe nói chộn rộn ở ngoài sân bà Nhung xôn xao, nhưng đợi đổ xong nồi gạo rang cuối cùng ra mâm, bà mới cầm luôn đôi đũa bếp chạy ra ngoài sân. Bà hối hả hỏi:
– Có gì vậy tụi con?
– Chú phải đi cải tạo thím. Hiền nói, nhìn thím Nhung.
– Hã, sao nói chú được xá rồi, hơn nữa chú bịnh mà?
– Ba con có đi dự họp nghe, nên ba thông báo cho chú. Vì không ai nghe ý kiến của ba, về công lao chú nữa thím ơi.
Cả nhà lắng nghe. Hiền bảo thêm:
-Thôi để chú nghỉ cho khỏe. Chị về mấy em.
Rồi Hiền quay sang lễ phép:
– Thưa thím con về.
Cả mấy chị em đảo mắt nhìn Hiền bước đi, cả má Nhung nữa. Hiền cao ráo xinh đẹp ở dáng dấp, nhưng gương mặt hơi xương. Hiền bước ra ngõ thì gặp cô ba Tổng đang bưng một món gì đó qua cho chú Kim. Thấy Hiền cô hỏi nhanh:
– Đi đâu sớm vậy con Hiền?
– Con báo cho chú bốn chuẩn bị đi cải tạo đó cô.
– Làm gì có vụ đó. Chẳng lẽ ổng Tổng chồng tao đi tập kết, không đủ bảo vệ cho một thằng em tao đã hoạt động cách mạng nhỡ thời sao?
– Con không hiểu. Nhưng ba nói giờ chót chi bộ đã thay đổi ý. Chú phải đi. Vì nhiều người lên tiếng chèo kéo, kìa ghẹ đó cô.
– Ai dám lên tiếng. Sáng mai tao xuống ủy ban, tao la làng mới được vụ này.
Cô ba Tổng nói thêm:
– Chứ bộ ba con không có ý kiến đòi quyền lợi cho chú bốn hay sao?
– Ba nói nhưng họ không chịu nghe ba nữa.
Nhìn vào mắt cô ba Tổng. Hiền tiếp tục bảo:
– Ba con không bảo vệ chú được. Họ lên án chú cũng là ngụy quyền chính xác rồi. Có giấy tờ, cái khổ vậy đó cô!
– Giờ ba con đi đâu rồi?
– Ba đi nguồn lên An Tường, Hoài Ân, chích kim cho cô Tám Phạn rồi. Cô Tám Phạn đau trên đó.
– Mùa này nhiều người đau bịnh quá, dịch hạn hán, dịch đau cảm cúm, thấy mà sợ hơn chiến tranh. Cô ba như phân minh. Cô ba nói tiếp:
– Thôi được con về đi, để cô vô nhà. Hôm qua nay nó đau bịnh, vì hồi giờ có đi rừng đâu, nay lại đi liên tục và mắc mưa nhiều nên đã ngã bịnh, thành nặng rồi.
– Dạ con biết.
Hai người chia tay đầu ngõ, cô ba Tổng vô nhà. Hiền tiếp tục băng qua con đường về nhà mình. Những đám ruộng như còn trơ gan chưa khai tỉa nhiều. Hiền nhìn nó và thấy thương làm sao…
Cô ba thì tiến về phía nhà của ông Kim, tức là em ruột, em kề của bà. Ông Bảy Vạn là ba của Hiền, cùng bà và ông Kim có sợi dây ràng buộc. Là họ con bà chị, bà em.
Chồng bà đi tập kết, bà có ba người con. Nhưng một chị tên Luạ đã chết vì can nông, một người tên Tơ đã mất khi đau hạch chuột mà không dám uống thuốc, duy nhất một người con gái nuôi là Đốc đã lớn lấy chồng về thôn Chánh Thuận rồi.
Bà ở vậy nương nhờ với em trai ông Kim, từ khi cô con gái nuôi lấy chồng đến giờ. Vào lúc này miền Nam đã được thâu lấy toàn bộ vào trong tháng tư, giờ đã lên tháng sáu. Thấy ông chồng nói mà vẫn chưa về. Bà trông mong ông về hội ngộ, cũng là trông mong ông về để lo cho thằng em không đi cải tạo như lời hứa. Chờ mãi tới giờ ông vẫn chưa… Bà nghĩ tức cho ông chồng bà, nói như cho bà leo thang. Vừa đi bà vừa lẩm bẩm:
– “Đợi ông về chắc thằng Kim đã chết trong tù cải tạo”
Khúc chiết bâng quơ, bà đã đến nơi nhà cậu Kim rồi, bà oang oang thanh thanh nói từ sân đi vào:
– Cậu nó sao rồi mợ Nhung?
Bà Nhung chạy ra sân nghe một chút cho rõ. Khi Hiền về rồi đám con đã đi mỗi đứa mỗi nẻo rồi, vì công việc. Liễu thì chuẩn bị máy may, may đồ. Cô vừa ra nghề trước hai tháng, sau đó là giải phóng tháng tư. Hai em nhỏ hơn kề, Hoa và Thanh tưới cây. Ba Kim mới ươn thêm xoài, mít, dừa, lê, táo, chanh, trong vườn. Ông Kim mau mắn, ông khẩn trương trồng cây thêm cho đẹp nhà, lợi ích…
Thảo thì xách nước từ giếng đổ thêm cho bò uống. Chỉ có hai em Ánh và Ngọc thì không làm gì, nhưng theo chị Thảo ra chuồng bò cùng chị. Ánh Ngọc ngắm những con bò, con thì háu ăn, con thì nhường nhịn, con chậm rãi vẻ thích thú, rồi Ánh Ngọc lấy rơm đút vào miệng chúng mà cười… Hai em nhỏ nhất vẫn thường làm như thế.
Nghe chị chồng hỏi bà Nhung đáp:
– Ổng còn mê ngủ chị, chắc đêm qua không ngủ được, anh Kim rên miết chị ơi.
– Vậy sao?
– Dạ chị.
Giọng cô ba vẫn còn thanh thanh:
– Tôi đem cái này cho cậu nó ăn nè. Hầm con gà với đậu đen đó.
– Thời buổi này gà đắt hơn thuốc Bắc. Mà chị cho tụi em, không để bán lấy tiền chị? Má Nhung nói nhưng đã bưng nồi cháo gà cô Tổng trao. Và nghe cô Tổng bảo:
– Chị không cần tiền lắm, ăn chi cũng được, nuôi để chờ ông Tổng về. Gần 20 chục con, mà ổng không về, sợ dịch một cái là đi toi đó mợ ơi.
– Em nuôi gà dở hơn chị, chỉ có mỗi con gà trống gáy sáng. Hai con gà mái như nâng hay sao không chiụ đẻ trứng chị à?
Bà Tổng vội cười, tuy bà chưa muốn cười vào lúc này.
Và giọng cô ba bây giờ nói như hạ đằm hơn lúc nãy:
– Mợ mới gầy đây, nên chậm thôi, chứ không nâng đâu. Muốn thì qua tôi cho thêm vài mái nữa.
Hai chị em cô Tổng, má Nhung nói chuyện tý ngoài sân rồi cũng bước vô nhà rồi. Cô Tổng đã ngồi xuống ghế. Má Nhung cất nồi cháo gà cô Tổng đưa, má Nhung còn loay hoay chi đó với công việc riêng của má.
Vừa lúc đó ông Kim cựa mình dậy, Cô Tổng linh tính liền nói:
– Cậu nó dậy đó mợ, cất đi rồi cho cậu ăn. Cả nhà ăn cũng đủ, nhiều đó mà. Tôi về đi xuống xã chút việc, vì tôi tức. Chiều tôi qua lại cũng được nha mợ.
– Chị gặp ảnh chút đã?
Cô Tổng lính xính rồi trả lời:
– Ừ thôi cũng được. Và cô lục lấy vài miếng trầu tiêm sẵn đem theo bịch trong túi, cô đem ra ăn chờ đợi. Bà còn trẻ nhưng ăn trầu khá sớm. Miếng trầu cũng có thể làm bà vui miệng, nguôi ngoai nỗi buồn nào đang ám ảnh…
Ông Kim tỉnh dậy, súc miệng tại giường bằng một thau nhôm nhỏ, một ly nước bà Kim để sẵn vì ông bịnh cảm. Xong ông uống ly nước gạo rang kỳ của trước vợ Nhung đã pha sẵn. Ông Kim lau mặt cho sạnh sẽ khoan khoái rồi bình tĩnh kêu:
– Thảo đâu con? Tìm lấy cho ba đôi dép, nó lộn xộn chạy đâu rồi con ơi?
Thảo chạy vào khi nghe ba kêu tên mình, vừa khóc, vừa nói giọng hơi lẹ :
– Con tìm cho. Nhưng ba ơi, ba phải đi cải tạo mất rồi. Con buồn lắm nhà sẽ vắng ba từ nay.
– Có chuyện đó nữa sao?
– Con nghe chị Hiền, con bác Bảy mới sáng nay qua báo ba ơi.
– Thấy ba làm thinh ủ rũ. Thảo nói tiếp:
– Chiến tranh làm chi. Rồi con người phải đi cải tạo vô tù, con chán, con ghét.
– Suỵt. Con đừng nói vậy người ta bắt, tại mình đi khác, sai chánh sách, là phải học tập, để tốt thôi.
– Con biết. Nhưng ba xa gia đình, xa ba, con buồn nói thôi.
– Vậy con hiếu thảo ngoan lắm. Nhưng đừng lo cho ba nhiều nha!
Thảo làm thinh nhìn ba.
– Hai cha con nói gì lâu vậy? Xuống nhà bếp đi, cô chờ đây. Cô ba lên tiếng.
– Thảo lại nói:
– Có cô qua đó, ba dép này nè, mang đi rồi đi xuống nhà bếp, nhà dưới cô đợi. Thảo đã tìm ra dép cho ba mỗi chiếc mỗi nơi, chiếc gần đó, chiếc lăn xa tận trong gầm giường Thảo lấy đưa cho ba.
Thảo nói bằng miệng, nhưng mắt tay tìm ra lanh để đưa cho ba. Ông Kim khen Thảo giỏi. Và ông mang lấy đôi dép rọ, đôi dép của các giải phóng quân. Vì giải phóng xong nhà bị tịch thu những thứ gì quý giá họ lấy hết. Nên ba Kim cũng không còn muốn ăn diện chi. Hơn nữa tiền đâu mà ăn diện? Thôi để mang đôi dép này đi rừng cũng tốt, ở nhà cũng xong. Tiền để mua những cây trái ươm ươn, để làm vườn sau này cho con cái ăn uống, lớn lên còn hơn. Ông nghĩ vậy.
Ngôi nhà mà vợ con ông đang sống cùng ông là ngôi nhà mới dựng lại tu bổ thêm. Trước giải phóng vùng này thành hoang vu, bê bối lắm. Hai bên quốc gia, cộng sản tranh chấp ác liệt. Vợ chồng con cái ông một thời đều phải rời, đến sống vùng “ấp chiến lược”- Vùng Trực Đạo.
Thoáng nghĩ trong suy tưởng ông mang dép, tự sửa gối mền, khăn mặt, lại gọn gàng ông đứng lên nhanh. Thảo biết và nắm tay ba đi, biết ba sắp xuống nhà dưới, đi xuống nhà dưới gặp cô. Nhà xấu, nhà nghèo nhưng cũng khá tươm tất hai ngăn. Cất theo hình một nửa chữ L mặt sấp.
Ngăn nhà trên là nơi thờ phựợng, thục sâu vào là mấy phòng ngủ. Nhà dưới là nhà bếp nấu ăn, và đồ đạc cất trử làm nông lúa má, mì, ngô, đậu, được đưa vào chài phía sau cho gọn gàng ngăn nắp.
Ông Kim cùng Thảo xuống nơi cô ba. Bé Ánh và Ngọc đã sà vào lòng cô lúc nào đứng gần đó. Nhưng thấy Thảo, cô ba nắm tay Thảo một chút, rồi cô thả ra. Cô lại ngưng nhai trầu, khi nhìn ba Kim, miệng cô ba bảo giòn tan:
– Sao? thế nào bớt chưa cậu. Trời mưa thì cậu không nên đi núi như vậy. Trúng mưa sẽ cảm nặng lắm đó. Mai mốt để ý thời tiết vậy không nên đi nha…
– Dạ chào chị. Chị mới qua? Cũng tạm bớt chút đỉnh rồi chị. Trời mưa nắng bất thường làm sao mình biết. Mình cần là đi thôi.
– Qua nãy giờ cũng lâu rồi đó, để cậu nằm nghỉ đó. Hừm. Cậu còn nói ẩu càn nữa. Mình phải để ý chứ, nghĩ thời tiết chứ?
Ông Kim làm thinh không tranh luận với chị nữa. Thì ra bà chị cũng thương mình đó thôi. Cô ba lại nhìn Thảo, rồi nói lãng qua chuyện khác:
– Con bé này giống tôi nhất nè. Qua ở với cô đi, đi đâu cũng theo ba cả, như dính cái đuôi vậy con?
– Con thích đi với ba như vậy mà. Không, con ở với ba con thôi. Qua cô chơi thì có.
Thảo nói, cười hồn nhiên nhưng cũng có vẻ bí mật.
– Tổ cha mày, thấy con mắt mày là tao ghét hà.
Thấy cách nói cưng của cô ba với chị Thảo, hai em Ánh, Ngọc lại ghanh, hờn mát bảo:
– Cô thương chị Thảo không thương tụi con trong lòng nè, con hổng chịu đâu. Hai đứa nói, đứa trước đứa sau, tranh giành ngã người qua vai, qua lòng cô ba nữa như nhõng nhẽo thêm.
Thảo cười vì thấy em mình đang ganh, cũng là câu đùa vui thôi, Thảo bảo:
– Hai đứa bay qua cô ở đi. Chỉ mãi ganh, hờn mát chị thôi phải không? Ngon thì qua với cô đi. Hihi.
– Ứ… ừ cô ba? Hai em Ánh Ngọc phụng phịu có chút hờn như bắt đền cô ba.
Lúc đó Thảo đã rời tay chỗ ba, cô ngồi xuống gần nơi đó bên cô ba rồi.
– Thôi cô không cần nó, cần con thôi … Nhưng thương, thì cô thương hết. Cô ba nói vậy.
Ba đứa nhỏ lắng nghe cô ba nói, vừa lúc mấy chị lo làm xong công việc, rửa tay đi vào. Chị Liễu chuẩn bị cho phòng may mình, bước qua hỏi ba Kim:
– Ba khỏe hơn chứ?
– Tạm hơn thôi con à.
Để cho cô và ba nói chuyện thêm nơi góc bàn nhỏ, cùng với ba em gái nhỏ quay quần. Thanh, Hoa như thường lệ phụ cùng má dọn ăn bữa sang, nơi sàn nhà gần đó. Dù không cao lương mỹ vị vẫn phải ăn sáng mỗi ngày để đi làm. Chỉ có Thảo còn đi học, còn mấy chị đã nghỉ học hết. Hai em Ánh, Ngọc thì nhỏ quá chỉ nô đùa ở nhà chủ yếu! Ánh có học mẫu giáo, một tuần học mấy tiết mẫu giáo trên sân đội gần sát nhà. Và Ngọc đi theo chị Ánh chơi, buồn thì về nhà!
Cơm nước dọn xong, cả nhà quây quần ăn, cô ba cùng ăn. Có cả cháo gà cô cho, má và chị Hoa cũng đem ra đầy đủ hết.
Ăn xong một chén, thấy đã hết cháo trong chén Thảo. Má Nhung bảo:
– Đưa chén đây má cho thêm chén cháo nữa, ăn rồi đi học.
Thảo đáp:
– Thôi để cho ba và mấy em ăn đi, con đủ rồi. Thảo ôm lấy nồi khoai mì ra ăn thêm. Còn mấy chị thì ăn bánh mì đã tráng thành bánh. Đó là những cây mì nhặt đắng được trồng nhổ lấy trái tươi, ngâm nước độ vài ngày, rồi bóc ra cho thật mềm, được giã cho nhuyễn thêm… Các chị và má làm với đôi tay thủ công, và làm nhiều khâu nữa, sau đó mới đem ra lò tráng, được nhiều bánh thì cất để dành. Ở vùng này hình như ai làm thế thay cơm, vì thời buổi gạo kiếm khó “gạo châu củi quế” đang mất mùa lúa… Nhà ông Kim cô ba luôn nhắc nhở, hộ trợ cho nên bánh mì tráng tươi có sẵn, không thiếu trong nhà so với các nhà trong xóm…
Ăn xong Thảo sách lấy sách vở đi học. Cô thắt hai cái nơ trên đầu và chạy. Thói quen Thảo là như vậy.
Cô ba còn ngồi đó bảo:
– Từ từ đi con, chạy chi gấp té đó.
Bà chỉ nói với một quán tính, Thảo đã đi xa rồi, và có lẽ không nghe được cô nói.
Quay qua bà bảo với ông Kim:
– Con nhỏ đó khác nhất. Một sướng, một khổ đó cậu bốn.
– Không biết được chị, nhưng nó là một cá tánh khác hơn hết trong nhà. Tánh nó đa cảm, giàu tình thương, hay hờn lẩy…
– Tôi nhìn con mắt nó là tôi biết rồi, cậu nói chi nữa.
– Nó giống vợ em, hay em?
– Giống mợ mà cũng giống cậu. Mà lai lai ai chút đâu rồi đấy.
– Nó cũng giống chị đó. Lai chị chứ lai ai. Ông Kim đáp.
– Giống tôi? Hihi. Bà Tổng nói và cười nhúm nhím rồi bảo thêm:
– Chắc giống tiếng hát đó, nhưng lại nhát làm không giống tôi?
Cô Tổng là một người hát hay nổi tiếng. Khi hát kết, hát bài chòi, hát bội ở đây từ hồi trẻ đến nay ai cũng nghe danh.
Ông Kim nghe chị bảo, rồi nói tiếp:
– Nó giỏi lắm, hơi yếu đuối đó thôi. Nhưng làm cái gì cũng lanh lẹ, tuy ít chịu khó.
– Thì vậy không chịu khó, làm sao giống tôi?
– Chị cũng đớt đát chứ chịu khó gì đâu? Hơn nữa nó tuổi còn thơ mà.
Làm như không nghe chuyện, cô ba tiếp nối ý cô:
– Tôi không chiụ khó mà nuôi câu ăn học tới Thành Chung chứ?
– Tại chị em mình ba mất sớm, thương mẹ nên chị vượt khó. Nó có mẹ nên ỷ lại, hơn nữa mấy chị nó, có cho nó làm gì đâu?
– Nhìn qua cậu mợ cũng cưng nó nhất đó. Mà tôi nhìn nó còn muốn cưng như trứng mỏng, huống hồ chi cậu mợ.
– Thấy nó hay mủi lòng. Nên vợ và em không muốn để nó tổn thương sớm thôi chị à.
– Vậy là cưng số một rồi đó.
Hai chị em, cô Tổng, cậu Kim ngồi nói chuyện vãn về con bé Thảo. Mọi người ăn sáng cũng đã xong lâu rồi.
Mẹ nàng, bà Nhung thì đi thắt võng bằng những sợi chỉ trân bên hiên nhà, để kiếm thêm tiền nếu ai mua đặt. Khi hai chị em họ nói chuyện chung, bà Kim ít khi lui tới, bà muốn để chị ruột họ có chút riêng tư…
Ánh, Ngọc hai em quây quần với mẹ rồi. Hôm nay thứ sáu nó không lên mẫu giáo. Lớp đang dạy mẫu giáo lớn. Chị Liễu thì may hai chị Thanh, Hoa dọn dẹp rồi đi ra suối, cắt cỏ cho bò… (Bò ở đây ưng thì chị chị Hoa hoặc chị Thanh, hoặc má đưa đi ăn trên các gò cỏ hoang. Không thì cứ để trong chuồng ăn rơm rạ, và hai chị em Thanh Hoa đi cắt nhiều loại cỏ nơi ven suối đem về thả cho chúng ăn thêm…)
***
Sau đó Cô Tổng, ông Kim lại ngồi nói chuyện về chồng cô Tổng tập kết chưa về. Ông Kim hỏi:
– Anh Cần có viết thư về nói gì không chị?
– Nói về đó mà sao chưa thấy về, chắc còn để chị đợi cho dài cổ chắc?
-Từ từ ảnh về mà. Có lẽ còn bận bịu việc chi đó chị à.
– Nhưng mà hứa thì không nên để lâu.
– Chị trông cũng tội, nhưng từ từ ảnh về chị ơi.
Hai chị em đang nói chuyện chưa vãn. Cô Tổng định về, nhưng rồi chưa về được, mãi vui chơi tâm tình với ba Kim. Lúc đó mặt trời vẫn còn thấp chưa lên cao lắm. Một lúc sau có người đưa thư, đã chuyển đến đưa một phong thư. Ông Kim chạy ra chào họ, đón lấy và cám ơn. Chờ họ đi rồi, ông mở ra xem. Đúng như kinh thơ được viết.
Giấy mời.
Gởi ông Trần Tiên Kim.
Thông báo cho ông về trụ sở Ủy ban nhân dân để sau đó phải đi cải tạo. Địa điểm sẽ đi về đèo Bà Nam Mỹ Thọ.
Sau khi nhận được thông tin này, trước mắt chúng tôi xin triệu tập.
Ngày… tháng… năm…..1975
Ông Kim cầm thư đọc. Cô ba nghe chới với bà đứng lên nói. (Nhà dưới vẫn có một chiếc bàn nhỏ hình chữ nhật để khách hoặc gia đình ngồi chơi uống nước nói chuyện vã. Chứ ngồi ăn cơm thì hơi chật vật, nó được ăn thông với nhà trên qua một cái cửa không khóa, xa với bếp nấu chừng năm mét.)
– Cậu không đi đâu hết. Chiều nay tôi xuống Ủy ban tôi sẽ hỏi tội họ đui mù hay sao? Về thành tích cậu những năm đầu kháng chiến?
– Chuyện đó quá lâu rồi chị. Em đã làm cho chính quyền Sài Gòn hơn tám năm rồi.
– Cậu nói vậy tôi nghe không được. “Uống nước nhớ nguồn chứ” Điểm đầu tiên là cậu được, cán bộ tổ chức, lập trình cho cậu vô làm mà?
– Em biết, nhưng dù sao mình ăn cơm quốc gia tám năm nay. Ngồi trên bàn làm việc cho chế độ mà họ đang lật đổ thì phải chịu thôi.
– Không được. Làm việc với cái chức hành chánh đó có can hệ chi đâu. Không có cậu, ai cho những người đi chợ, ở vùng giải phóng xuống mua được thức ăn, nước mắm, cá khô, hay mua thuốc men, về rồi đưa cho quân giải phóng chứ!
– Chị nghĩ vậy cũng sai nữa. Đó chỉ là tình cảm làm người của em thôi. Không sao chị, đi cải tạo rồi về mà.
– Bộ cậu muốn đi lắm hả?
– Em nào muốn. Nhưng đó là chính sách, cũng là học hỏi để hòa giải dân tộc chị à. Chính sách họ mà, em nhắc lại chị nghe cho rõ…
– Tôi không lý luận nhược nhạt như cậu. Tôi muốn cậu ở nhà. Còn ông Tổng về đây nữa, không cứu nổi một thằng em đưa vô để làm cách mạng, tay trong tay ngoài này sao?
– Chị ơi thiệt tình em muốn nói…
– Cậu nói gì? Chuyện này thì ổng không thể khất nói chuyện với tôi. Tôi có thể chết đi mất…
– Em đã nói đó là thời gian xa xưa. Còn hiện tại em đã là tù binh thôi. Vì họ chiến thắng mình phải đi cải tạo, hay đi vào tù chăng nữa cũng là thường mà! Chuyện xưa xa lắc xa lơ rồi chị.
– Nhưng cậu là bên trong của cách mạng đưa vào.
– Đã nói quá khứ rồi họ không tính đâu?
– Tôi không chịu nổi bất công này.
– Không có bất công đâu! Sự thật mà chị, em đương kim là xã phó hành chánh, khi giải phóng vào. Thôi em nhận giấy rồi chuẩn bị xuống Ủy ban. Mai mốt bắt đầu “Hành hương” rồi. Chị đừng can thiệp hay lo lắng điều chi nữa.
– Cậu nói gì nói. Chiều mai tôi phải xuống đó đấu tranh để đòi quyền lợi cho cậu.
– Em nói họ quyết định rồi. Mình không hơn đâu.
– Cậu cứ để tôi làm. Thôi bây giờ tôi về chăm mấy con heo con. Và chuẩn bị cho lò tráng ngày, ở những ngày phiên chợ tới. Chiều mai tôi nhất định xuống thưa chuyện cùng họ. Cô ba nói và đứng lên.
– Thôi chị ơi. Xin chị đừng…
– Cậu đừng cản.
Quay sang tìm kiếm bóng dáng má Nhung. Cô Tổng lên tiếng bảo luôn:
– Tôi về mợ ơi.
Cô ba nói khi má Nhung đã rời nhà bếp thắt võng lâu rồi, giờ bà đang cho vài con heo choai ăn cám. Má Nhung chưa kịp rửa tay để chào, cô ba đã ra khỏi nhà.
Hai con bé Ánh, Ngọc thấy cô về chạy ra hôn cô rồi chia tay. Cô Tổng không còn con, nên thương cháu. Cô coi con cậu Kim như núm ruột của mình, cưng và luôn quà cáp cho chúng…
Một đoạn má Nhung vào thì ông Kim bảo:
– Chắc anh đi cải tạo. Em ở nhà giữ gìn sức khỏe nuôi con. Chờ anh về không lâu đâu. Giấy họ đã gởi rồi em. Lúc nãy đó.
– Nhưng có lẽ em và con phải buồn.
– Cải tạo để ý thức không sao. Anh sẽ gắng về sớm bên em và con. Em yên tâm.
Má Nhung nhìn chồng trìu mến, có lẫn nỗi đau. Hai con bé Ánh Ngọc thì vô tư chơi vọc phá đất phía trước nhà, rồi đang xếp đồng tiền bằng những chiếc lá mít, lá ổi già chồng lên nhau, hàng bán kẹo của chúng là những viên đá nhỏ. Hai chị em bày biện hàng ra chơi như thế. Tuổi trẻ, hai đứa con nít vô tư và đáng yêu…
**
Chương Hai
Và rồi ai bà con chòm xóm. Nội ngoại hai bên cũng tới chia tay ông Kim lên đường, theo đoàn người 15 người trong xã, về cứ điểm Đèo Bà Nam- Mỹ Thọ để cải tạo theo chánh sách.
Chú Kính bảo:
– Tôi không ngờ anh đi.
Bác Bảy bảo:
– Thôi em đi. Anh ý kiến rất nhiều, nhưng ông Nghị, ông Anh đã bác bỏ. Anh đành không giúp được em.
– Tôi đây một ngày hôm qua cà kê, lê lết mà họ có coi ra chi. Để ông Tổng về tôi nói chuyện. Cô Tổng buồn bã.
– Đợi ảnh về chuyện đã rồi. Chú Kính buồn rầu nói.
Chú Năm, là chú em thúc bá với ông Kim:
– Làm nghề buôn bò như em chắc ăn. Làm bàn giấy như anh giờ đây tù tội.
Cô ba tức chú Năm nên la lên:
– Giờ này cậu Năm còn nói với cậu bốn nó câu đó hã. Chúc gì cho anh đi an lành. Ở nhà chú phải giúp đỡ mẹ con nó đó.
– Tôi lo gia đình tôi không hết. Có đâu tôi giúp?
– Cậu đừng nói như thế. “Máu chảy ruột mềm, răng hở môi lạnh.” “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ” Dù sao cũng một lùm mà ra.
– Nói thì nói vậy thôi. Anh lên đường cải tạo, cày bừa, cuốc xới, tôi phụ cho mấy cháu và chị. Mấy mùa là ảnh về mà, chị lo chi quá.
– Cậu nói chuyện dửng dưng tôi bực lắm đó. Sao không lo chứ. Cô ba giận cậu Năm, nên mắt trừng nhìn cậu bảo thế.
– Cám ơn chú, mẹ con tôi làm được. Không phiền chú đâu. Bà Nhung đáp. Nước mắt bà còn lưng tròng.
– Cậu Năm cậu ăn nói vô ý thức. Mợ Nhung nó hờn đó.
Bác Bảy lại nói:
– Không sao đâu, có anh Bảy ở nhà. Có gì anh cũng trông coi thêm thím, và các cháu.
Bấy nhiêu đủ rồi giờ đi đã đến. Ông Kim nhìn vợ con lần chót có đủ. Chỉ duy Thảo đi học chưa về. Nhưng mà đó là ý của ông và vợ Nhung sắp xếp vậy.
Hai hôm nay ông, vợ Nhung cùng ba cô con gái lớn biết thôi. Họ không hở môi cho Thảo và hai cô bé út biết. Vì Ánh, Ngọc mà biết nó sẽ mách lại với chị Thảo nó, miệng con nít mà. Cho nên việc ông đi cải tạo này đã giấu đi ba người con phía sau. Ông bà Kim muốn thế. Giờ này thì hai cô út đã hay, Thảo thì chưa. Nếu Thảo biết được thì nó sẽ khóc ròng không cho ông đi, nên ông không muốn vậy. Không đi được lại có tội với pháp luật và chính sách? Sự thể buộc nên ông chọn một cách! Cố giấu nó.
Nhưng rồi ở tận trường, ai nói cho Thảo biết tin, tức tấp Thảo bỏ ngang lớp học. Thảo phóng người về nhà chạy một mạch, thở hổn hển, nhanh hơn gió. Trường tiểu học nằm gần sát Ủy ban chắc có người mách lẻo là phải! Về nhà thấy cảng tượng, Thảo đâm người vào giữa mọi người vây quanh sân cùng gia đình, Thảo nức nở khóc than như chực sẵn:
– Ba ơi con không cho ba đi đâu. Sao không ai nói cho con nghe chuyện này. Trời ơi cả gia đình nữa ai cũng giấu con…
Thảo quay mắng hai em:
– Sao Ánh, Ngọc không nói cho chị biết với. Hai em ích kỷ với chị lắm nha?
– Hai em có biết đâu mà nói? Ánh, Ngọc lần lượt trả lời mắt đứa nào đứa nấy cũng đỏ hoe.
Thảo khóc to hơn:
– Con không cho ba đi đâu. Con không muốn ba con ở tù.
– Nói bậy, ở tù đâu mà ở tù, nói họ bắt đó. Chú Kính giải thích vì sợ. Ông nhìn chung quanh.
Số đông mọi người thố mắt nhìn. Cô ba đứng bên. Chị Hiền lại nói:
– Ba sẽ về mà em, Thảo có hiếu có nghĩa. Nhưng họ sẽ cho ba em về với em thôi. Đi cải tạo chứ không phải đi tù. Không khổ cực như đi tù Thảo à.
– Không, nơi đó chắc có cọp beo, hùm sói đó. Không như nơi đây, em nghĩ … Con không muốn ba khổ. Em không muốn ba em khổ, chị Hiền!
Mọi người ngơ ngác nhìn, Thảo vẫn lắc đầu lia lịa khóc. Vì tin này đối với Thảo quá ư là dậy sóng, mới tinh. Ba chuẩn bị đi mà không cho Thảo biết?
Chị Hiền nói thêm:
– Chị hiểu nhưng đã là luật rồi em. Mà không có cọp đâu em…
Liễu thương em, nhẹ nhàng đỡ Thảo dậy và nói:
– Chị sẽ chở em xuống thăm ba ưu tiên. Để ba đi, kẻo công an tới họ trách em đó.
– Em không sợ vì em thương ba. Công an không làm gì em đâu?
Thảo nắm chặt tay ba, bên kia Ngọc cùng Ánh nắm một tay ba.
Cảnh trạng rất đau lòng. Nhưng đó là tình thương máu mủ ruột thịt, khi sắp chia tay xảy ra thôi. Buồn như sinh ly tử biệt, khi cách xa người thân là như thế đó…
Anh Thi người trưởng xóm bảo:
– Thảo ngoan em. Ba đi rồi về, anh hứa mà. Nếu nhớ ba, anh chở em đi thăm. Vậy nha giờ đã đến chú đi đi… Không chậm, để họ trách đó chú.
– Vâng chú hiểu. Ông Kim đáp.
– Anh chín Thi ơi! Em không muốn ba em đi. Em nhớ ba em lắm.
– Không sao ba về mà. Cuộc chia tay nhỏ thôi em. Xóm trưởng anh Thi bảo thế.
Ông Kim im lặng nhìn từng đứa con một, dừng mắt lại đó, trên con mắt biểu hiện tình thương nỗi nhớ, cả vợ ông nữa. Vợ ông rất đau lòng cùng những đứa con, nhưng cố cứ yên lặng. Chỉ có Thảo là bức xúc nhiều nhất, ông hiểu cá tánh nó. Đến với tất cả người thân quen có mặt, ông vẫn cứ nhìn bằng tia mắt trìu mến. Cuối cùng ông lại đến hôn hai cô con út, rồi ông hôn lên trán Thảo thật lâu. Ông bảo:
– Ba về mà, ba đi như con đi học thôi. Không có gì để ngại. Tạm biệt con thân yêu, tạm biệt nhá mọi người, Ông Kim nói thêm như dặn dò:
– Tạm biệt em, má Nhung của mấy con. Giữ gìn sức khỏe và nuôi con nha. Anh về trong nay mai.
– Em hiểu anh đi giữ gìn sức khỏe. Bà Nhung bịn rịn nắm tay chồng rồi thả ra.
– Các con gái lớn đều bịn rịn nắm tay ba đứa nào cũng nói lên được.
– Ba đi giữ gìn sức khỏe. Liễu nói.
– Ba đi giữ gìn sức khỏe. Hoa nói.
– Ba đi giữ gìn sức khỏe. Thanh nói.
Mọi người đều nói.
– Anh đi giữ gìn sức khỏe. Chú Kính nói.
– Em đi giữ gìn sức khỏe. Bác Bảy nói.
Anh đi giữ gìn sức khỏe. Chú năm nói.
Chú đi nhớ giữ gìn sức khỏe. Chị Hiền nói.
– Em đi bình an. Chị nhớ em. Cô ba nói cuối cùng.
Mỗi cái chúc ông đều gật đầu đáp lễ.
Và đến giờ ông Kim vẫy tay ra đi, trong tư thế mạnh bạo hơn là rụt rè. Vì đã nhận được những tình cảm chia tay đầy đủ, thâm tình, thâm sâu…
Mọi người lần lượt ra về như một cuộc tiễn đưa đã hết.
Thảo ngồi gục đầu khóc hụ hụ như nằm dạ. Cùng với 5 chị em, mẹ và cô ba là còn lại nơi nhà thôi. Ai nấy mắt cũng như đỏ hoe. Mấy cây dừa lâu năm ông bà nội trồng phía trước nhà, phía sau lưng nhà, chung quanh như ngã nghiêng soi bóng đổ dài. Các cây lá khác, tre, trúc, bong ngâu, dâm bụt cảnh vật không nói được, mà chúng như tất cả muốn chia buồn, trong lời của gió từ tạ đau thương kia…
Một buổi, một ngày cuối hạ sang thu, gió phớt nhẹ nhưng sao đau đáu trên môi những người thân đầy ắp… Như đâu đây chạm thấu niềm thương nỗi nhớ, của trời biển đất quê, đong đầy…
***
Thảo lúc đó mười tuổi hơi ốm yếu. Cô bật đứng dậy không lời từ giã ai chi. Cô hành động với chính mình. Thảo chạy một mạch thì đến Ủy ban nhân dân, cô nói như vẫn còn khóc nức nở lắm:
– Con không cho ba con đi đâu.
– Ngon há không cho ba mày đi. Thì mày đi, tao bắn nát đầu mầy chứ tưởng?
– Bắn đi, tôi không sợ đâu, đừng hăm.
– Cha chả con nhỏ này có một không hai hả. Thật dũng cảm há, đáng khen hả, nhưng chú chọc con thôi hihih. Anh du kích nói cười dã lã như hề.
Một đoạn anh du kích lại hạ giọng hơn lúc nãy:
– Để ba mày đi đi, mấy tháng ổng về. Ổng đi cho có lệ thôi, con bé ngốc.
– Tôi không ngốc, tôi thương ba tôi, ông mới ngốc đó.
– Ha ha hỗn, nhỏ nhóc con.
– Ai biểu ông chọc tôi. Vì ông không có tình thương cha con như tôi. Nên ông không thấy.
– Hiểu rồi nói mãi.
– Ai biểu tim ông sắt đá chi. Không có tình cảm như tôi, tôi mới nói chứ.
Thảo nói âm vang thì gan góc. Còn nước mắt thì chảy tràn, dùng tay cô quệt quệt.
– Nếu mà em ngoan cố. Học cuối năm em sẽ bị ghi hạnh kiểm xấu đó. Tôi báo với nhà trường.
– Tôi không cần, ông cứ báo đi. Thảo đáp gọn.
– Cha chả ngon nữa há, dám thách há. Ở lại lớp không ngán há.
– Tôi đâu có hạnh kiểm xấu. Tại mấy người ác, ghi sai thôi.
Sau đó thì họ giữ bé lại. Cho đoàn người xuất cửa ra đi.
Thảo đứng gọi mãi:
– Ba ơi con nhớ ba, con nhớ ba. Ba ơi ba mau về nha ba…
Ông Kim có nghe văng vẳng, nhưng không còn thời gian dành cho con bé nữa. Ông đã đi, đã tiếp tục bước cùng với bạn bè xác nhập thêm đoàn Mỹ Hòa tại Diêm Tiêu gần 30 chục người. Họ đi ra phía đèo Nhong. Rồi hướng về phía Đông Nam và tiếp tục lên đèo, xuống đèo, quẹo hướng dốc Bà Nam-Mỹ Thọ trại. Họ mang thức ăn trên lưng, và phải bước từng bước, dù muốn hay không vẫn phải đi, phải tới. Không phải là con lạc đà qua sa mạc, nhưng đâu đó là hình bóng là hiện tượng khó khăn, khổ nhọc, của đoàn người phải đi. Đất dưới chân họ vẫn cứng và nóng rang…
Trời nóng ai cũng mệt lã. Sức nóng thật mạnh với oai bức. Song lúc bấy giờ không có xe để chở, đành phải họ cứ đi như thế. Và họ cũng đi đến chốn, đến nơi để mà học tập.
***
Chương Ba
Ở nhà cuộc sống mẹ, có cô ba cùng các chị lớn phụ giúp. Làm cỏ, cắt lúa, gánh phân, cắt lá v v… hai chị lớn đã trọng trách, đó là Chị Hoa và chị Thanh. Chị Liễu, chị Hoa đã nghỉ học từ lâu, sau qua tiểu học, để đỡ đần cho mẹ. Ba làm công chức xã nơi này cũng không mấy tiền bạc. Thời đó trường trại ở xa không dễ kiếm? Hơn nữa ông Kim không chú trọng cho con gái đi học, ba Kim nghĩ con gái học nghề, lấy tấm chồng, học đức hạnh nuôi con là đủ. Chị Liễu học may từ Quy nhơn, thì ngồi trên ghế may rồi vì mới ra trường. Chi Hoa, 16 tuổi nhưng khỏe mạnh, phốt phát, làm chi cũng gọn gàng và mạnh bạo. Chị thường đi cắt lá ủ phân làm phân hữu cơ, gánh phân bỏ ruộng, làm nông như chị đã quen tay, mẹ nhờ chị nhiều nhất. Chị Thanh thì đang học lớp 7 vô giải phóng mới nghỉ đây. Chị Thanh đã phụ với chị Hoa ra đồng cùng mẹ mỗi sáng đến trưa về…
Chỉ có Thảo thì đang học lớp năm. Thấy tình thế thay đổi, ông Kim vẫn muốn cho Thảo nghỉ học. Nhưng Thảo thích học quá, ông không nỡ cấm. Cộng với má Nhung luôn năn nỉ:
– Thôi cho một mình Thảo học cũng không sao anh. Mấy chị nó cùng tôi làm. Cũng đủ rồi để nó đến trường.
– Nhưng lại lý lịch học làm chi. Tôi thấy khỏi cần.
– Đằng nào ông cũng nên… Cho nó qua tiểu học chứ.
Ông Kim làm thinh, bao lần nói chuyện về sự học này của Thảo. Ông suy nghĩ có lẽ nó quá còn nhỏ. Thảo chưa qua tiểu học. Có thể vợ ông nói trúng nên ông nhường.
Bây giờ ông nằm trong trại nhớ đến gia đình, và đọc thơ Thảo viết. Ông lại nhớ đến những lúc ông với vợ tranh cãi. Có nên cho Thảo tiếp tục học hay không? Hôm nay nó viết lá thư trông thật dễ thương. Ông đọc mủi lòng hết sức.
Ba thương mến!
Con và cả nhà nhớ ba vô cùng…
Mùa bắp này sắp về, ba không có ở nhà, má luộc bắp và ngồi ăn cùng con, có má, mấy chị, mấy em nữa, một gia đình ta… Tại sao ba phải ra đi… Nhớ đến ba, những mùa bắp luộc, những trái bắp thưa hột, thiếu nước, ba má ăn. Ưu tiên dành cho con, các em những cái ngon thơm đầy đủ hạt. Cơm ba má cũng ăn phần mì củ, để cho con và các em ăn cơm trắng thơm ngon. Bây giờ ba không còn ở nhà, con tự lựa cơm trắng, bỏ mì củ qua một bên, lúc con ngán mì quá, má cho phép đó. Nhưng nhớ đến ba đau xót cả lòng con. Vì con biết ba rất thương con.
Con viết thơ này gởi đến ba. Con xin cầu chúc ba an lành khỏe mạnh. Mong ba sớm về.
Con Ba TTTT.
Ông Kim đang ngồi trong lớp học tập. Lại có người đưa thư. Lớp cũng đã tới giờ tan. Ông ra đứng gốc me, mở ra xem. Thì ra không phải thơ của vợ, hoặc mấy cô gái lớn, mà đó là cô gái thứ tư trước hai út, thơ của Thảo gởi ba. Ông đọc lên lòng bồi hồi xúc động. Ông ngước nhìn trời, những mây trôi xa lãng đãng thêm nhớ nhung vợ, con. Sau đó ông vào phòng vẫn cứ muốn đọc lá thư con bé Thảo viết và thương nó lắm. Nói thì phòng chứ có phòng chi đâu! Một cái võng cột xéo qua những cây được cắt hết nhánh lá, hoặc một thân cây nào đó được đào chôn phần gốc giữ cho độ thăng bằng chắc chắn. Ông cùng các bạn nằm chung trong một ngôi nhà không có cửa, nẻo chi cả! Hình thức mô trại cải tạo đó thôi. Nhớ nhung cuộc sống vợ con nơi nhà. Ông Kim luôn suy nghĩ, ám ảnh khi nằm trong doanh trại…
Cứ hai tuần cho thăm nuôi một lần. Lần đầu tiên vợ ông, bà Nhung cùng con gái đầu đến thăm. Hai mẹ con đi bằng cây xe đạp sườn ngang có phần cũ kỹ. Có một chiếc HonDa 50 phân khối cũng đã bị tịch thu rồi. Họ nói trả lại nhưng không trả. Ai đang dùng nó ông Kim cũng không cần hỏi, bà chị Tổng đi đòi mấy lần. Ông cán bộ này chỉ cho ông cán bộ kia, hỏi người này họ lại chỉ hỏi người khác. Có lẽ họ láo quá đến nỗi ba Kim nói với chị ba: “Thôi cho họ đi, vợ em cũng đi hỏi nhiều rồi…” Tánh ông Kim là thế, ít tranh giành lợi lộc. Và như thế, ông mới thấy lòng mình nhẹ nhàng một chút. Dù mình cũng khổ, vợ con cũng khổ nạn…
Thấy vợ và con gái lớn xuống thăm, vượt qua đèo ông mừng vô cùng. Toàn trại xôn xao thăm nuôi trông cũng vui hơn. Câu đầu tiên ông Kim hỏi vợ. Khi Liễu đưa má Nhung qua thác ghềnh với chiếc xe có vẻ thời thượng cổ, đến thăm doanh trại mình. Ông Kim hỏi:
– Các con giỏi hết chứ em Nhung?
– Bình an, có con Thảo nhớ anh nó buồn nhiều.
– Anh mới nhận được thơ nó.
– Nó viết hồi nào? Sao em không nghe nó nói. Bà Nhung ngạc nhiên hỏi chồng.
– Viết mấy hàng. Nhưng hay lắm, làm cho anh nhớ nó lắm. Thương con quá, tội lắm em. Ông nói, mắt như có gì đó cay xé.
– Hèn chi nó có hỏi em xin mấy đồng. Chắc mua tem, phong bì.
– Chắc vậy. Anh nhìn vợ như cảm thong, hỏi tiếp:
– Thanh, Hoa hai đứa út vẫn khỏe chứ Nhung?
– Khỏe hết, đứa nào cũng nhớ anh. Nhưng Thảo là thấy nhớ anh nhiều nhất.
– Lần sau Liễu chở nó xuống thăm ba nha con.
– Dạ. Liễu đáp.
Để cho ba mẹ nói chuyện. Liễu đi chung quanh trại ba, và chu vi toàn doanh trại.
Trại khá rộng, mỗi xã là một cứ điểm khoanh vùng. Toàn bộ chung quanh trại, được đóng cọc nhọn hoắt phòng thú dữ ban đêm kéo về. Liễu đứng nhìn mà thấy sợ sợ, đâu đó có vài con chim đa đa kêu vang, văng vẳng xa xa, nàng vuốt tóc lắng nghe… Vài loài hoa rừng thoang thoảng khiến nàng buâng khuâng với tuổi 18 -20, của một thiếu nữ… chính là nàng đây!
Liễu đẹp xuất hiện giữa doanh trại, nên nhiều chú, bác cũng thích nhìn thầm khen:” Ba nàng, ông Kim có con gái đẹp quá ” Còn mấy chàng thanh niên chuẩn úy trẻ, được cải tạo ở đây cũng ngấp nghé, mau miệng giòn tan gọi:
“Em ơi em, có người yêu chưa đợi anh về hỏi cưới nhé ”
“Anh độc thân vui tính đây, chờ sự trả lời của em đó”
“Lính thất trận nhưng lính vẫn còn đầy tình yêu, yêu em, em ơi” “Anh là lính chung tình …”
Rồi tiếng cười lại rộn lên.
Đại loại là như vậy. Liễu hiểu được tiếng nói con tim của các chàng trai trẻ, tâm hồn họ đẹp, nhiệt huyết và nóng bỏng. Dầu họ là những người bị tù cải tạo và bại trận …
Liễu nghe mắc cỡ cắn môi chỉ im lặng. Tiếng nói của những người trai trẻ, điều đó khiến làm Liễu thêm nhớ người yêu tên là Nguyễn Văn A. Đã ba mùa trăng chưa gặp lại, sau mùa giải phóng… Đến giờ chàng ở đâu, vẫn còn như mắt kẹt ở tận Đức Linh-Bình Thuận… Hẹn nàng về mà vẫn chưa. Nàng cứ còn mỏi mắt chờ mong…
Để cho ba má nói chuyện hơn một tiếng đồng hồ, nàng quanh quẩn đi đi lại lại. Mặc cho các chàng lính thất bại chiến trường kia đùa giỡn cho vui, để lấy lại thăng bằng cuộc sống họ. Nàng biết. Nhưng sóng long nàng lại dâng mạnh, nàng nhớ người yêu xa xôi dữ dội, không kìm được…
Ba mẹ nói chuyện, và mẹ pha cho ba ít bột sắn dây đem theo để ba uống. Chính tay mẹ pha. Vợ chồng nhìn nhau đầy thương cảm. Nói như không hết lời…
Thời gian như vọt qua nhanh. Rồi giờ chia tay cũng đã đến, Liễu phải chở mẹ về. Ba nàng ông Kim bảo:
– Không có gì cả. Em và con nên hiểu. Đây là chính sách học vậy thôi. Chắc về sớm, chỉ có ăn uống thì khổ cực tý thôi. Nhưng đó là cái chung của sau chiến tranh mà.
– Dạ con hiểu. Liễu nói.
– Dạ em hiểu. Má Nhung trả lời.
Liễu, mẹ, ba cũng đã chia tay, cả doanh trại thân nhân đều đến giờ chia tay. Họ lần lượt ra về. Trả lại sự sinh hoạt của trại… Cơm nước, hội hè, học tập, vui buồn sinh hoạt kiểu, dưới hình thức của trại cải tạo…
Má Nhung bước đi theo Liễu ra cỗng, chuẩn bị đi về, nhưng mắt như còn gởi lại, đọng lại nơi chồng một tình yêu lớn lao không dứt…
***TTHT
(Còn tiếp nhiều phần)
Truỵen thật của gia dình HT sau GP.Nguoi đọc khi đọc một câu chuỵen có thể góp ý khen chê để tác giả có thể cảm nhận đuoc cái gì đúng , sai mà hoàn thiẹn tác phẩm mình một cách tốt hơn.NThuy góp ý chan thành ., đúng ra HT nên nhặn thấy điều đó để bổ sung sửa chũa thì hay hơn.Đăng này thì HT lại tỏ vẻ khó chịu gay gắt voi nguoi đã góp ý cho mình.Theo mình như vay là ko tốt đâu.Đưng hợm hĩnh như vay HT nhé..Môt nhà văn toàn bích bao gio cũng biet cầu thị…Nha văn nổi tiéng thế gioi cũng vay thôi.Nguoi ta phê bình tác phẩm của mình với thiẹn ý xăy dụng thì mình dù đúng hay sai cũng đừng nên có những ý khinh nguoi tự cao như vay.Lơi thật đến voi HT mong HT đừng buồn nhé…!!!
Gửi Hiếu Thảo,
Viết về trại cải tạo Hiếu Thảo nên đọc những sách, tài liệu, hồi ký của những người tù cải tạo rồi hãy viết..Đừng tưởng tượng như:
“…Toàn bộ chung quanh trại, được đóng cọc nhọn hoắt phòng thú dữ ban đêm kéo về”
“…Liễu, mẹ, ba cũng đã chia tay, cả doanh trại thân nhân đều đến giờ chia tay. Họ lần lượt ra về. Trả lại sự sinh hoạt của trại… Cơm nước, hội hè, học tập, vui buồn sinh hoạt kiểu, dưới hình thức của trại cải tạo…”
“…Để cho ba má nói chuyện hơn một tiếng đồng hồ, nàng quanh quẩn đi đi lại lại. Mặc cho các chàng lính thất bại chiến trường kia đùa giỡn cho vui, để lấy lại thăng bằng cuộc sống họ.”
“…Còn mấy chàng thanh niên chuẩn úy trẻ, được cải tạo ở đây cũng ngấp nghé, mau miệng giòn tan gọi:
“Em ơi em, có người yêu chưa đợi anh về hỏi cưới nhé ”
Viết văn…Trước khi nói đến văn phong, bố cục là tính trung thực của sự kiện.
Truyện dù hư cấu vẫn vẫn phải chuyên chở yéu tố trung thực , khách quan.
Thiếu những yếu tố đó, bài viết chẳng có giá trị gì…chỉ là viết tầm phào thôi.
Hình như đoạn viết này” đại dzăn hào ” đang tả cảnh sân trường NTH và thêm một tí mắm múi cho có chút giống như “Trại cải tạo ” mà thực chất là trại tù khổ sai không có bản án
Thanks anh ba tôi 1975 là đương kIm Xã Phó hành chánh Mỹ Trinh. Lúc đầu dượng tôi đi tập kết đưa vô. làm tay trong tay ngoài.. Nhưng thấy mỏi mệt ba tôi đã phụccho chế độ QG hơn 8 năm và làm việc trên tư cách giấy tờ và nhân đạo nhiều hơn qua nhiều chức vụ… ấp phó ,ấp trưởng, thư ký hành chánh, và sau cùng là Xã phó hành chánh…
TP này cũng được nhiều người nói tại sao không chọn viết cải tạo khổ cực…Mất hết chí khí còn đâu chọc gái, mê gái đẹp nhưng tôi thấy mấy anh chuẩn uý thấy gái đẹp như chị tôi là tuổi trẻ quên hết buồn phiền tù tội… Điều đó lại mang một ý nghĩa khác… Người chiến sĩ trước cái chết vẫn yêu đời vui tươi, khỏe mạnh. huống hồ chi ở trại cải tạo… Thời thế đã như thế rồi…
Như VN sau 1945 có ba dòng văn học
1/Lãng mạn cách mạng
2/Văn học hiện thực
3/Lãng mạn trữ tình
Ba cách viết cho một xã hôi.
Mỗi tác giả có một cách nhìn riêng nhưng họ đều hay và để đời những trang viết… Không ai có thể chê mộ trong ba dòng văn học đó…
Những tp trong ba dòng văn học đó người học văn khá chắc ai cũng phải biết…
Mến!
Thanka Anh NT, Lo lắng cho tôi .Truyện đây là hoàn toàn thật… về bố cục. Tôi không bao gờ tưởng tượng Hồi Ký…. Chuyện khen chê tác phẩm xưa nay vẫn là muôn đời. Tác phẩm sống hay chết tự nó quyết định có hoặc k.Bao nhà văn Pháp anh Mỹ Nga hay bị đánh,chê rất nhiều… Nhưng mà rồi tp họ sống.Anh nên đọc quyển theo dòng của Thạch Lam sẽ rõ… Thạch Lam trình bày cho hậu bthế biết.
Nói cụ thể lại đây. Tuỳ theo tri thức, trình độ, của mỗi người cảm nhận …Công tôi đã viết là của tôi… không ăn cắp của ai. không bắt chước ai chính là. Trời đã cho mình có một cơ sở để viết….
Anh nên nhớ tp này tôi viết trong 3 năm mới gởi tới trang nhà, mà đầu tư trên 10 năm. Chủ yếu sửa hành văn còn bố cục thì cứ vậy thôi.
Tôi lịch sự lắm nên chỉ nói bấy nhiêu….Anh tự hiểu lấy…. Còn không tốt nhất anh đừng đọc nó. Người không biết ngọc thì dù cần trên tay cũng tưởng cục đất thôi…
Mến chào
Trại cải tạo Núi bà Nam Mỹ thọ sau 1975 là như thế… đóng cọc nhọn chung quanh. Anh không thấy đừng cãi NT.
Mỗi nơi cải tạo khác nhau….
Trại Cải tạo Núi bà đen Mỹ thọ là trại cải tạo dự bị…Xét và tiếp tục đưa đi nữa…
Núi Bà Nam.Sorry không phái núi BĐ… Nếu trọng tôi, và lâu ngày tiếp tục đi nơi khác nữa…
thì đó mới ra tù được…Và những cái khác nữa… Chứ không thì ở tù rục xương chứ họ chịu thả ra đâu…Nói chung một ý thức hệ mới chứ đâu có phản động …xét trên… toàn bộ nghị luận, tài liêu vá các tiểu luận
Lúc ban đầu thấy truyện mang tên HOA TRÊN ĐÁ thì cũng phần nào suy nghĩ được HT muốn nói lên đuuộc sự cứng cỏi và một sự vươn lên của một sức sống mãnh liệt nào đó …quả đúng như vậy hén HT hén .
CSVN nắm đầu hỏi hình tượng cây hoa đó đó .Hhihi
Tuy truyện mới chỉ có một phần nhưng tác giả đã lột tả được cuộc sống sau biến cố 75 mà hầu như gia đình nào cũng cùng một cảnh ngộ là có người thân đi “học tập cải tạo” ở những nơi đèo heo hút gió…
Cám ơn HT và mong được theo dõi tiếp diễn biến của truyện.
Hôm trước hình bài khói của TT bị sụp hầm
Hôm nay hình bài hoa trên đá tui nghi chắc cũng bị sụp hầm nữa quá Ác ơi 🤪🤪🤪
Hoa Trên đá,tất là loài hoa có sức mạnh, vẻ rắn rỏi phi thường, vượt lên,, đó CKDN.
Nhà mình thì tên y vậy đó,toàn chị em gái hết… Cô mình lấy cũng y tên, chỉ có ba đổi một chút, không Thảo về Vn nó bắt chẹt nữa hihih. Mà nó nói xấu gì họ đâu, chỉ chê họ dốt và không biết thương dân thôi ,không công bằng, ganh tỵ, hiềm tỵ chỉ lo tranh dành ngôi vị sau 1975 là chính xác mà.
CKDN.
Đúng rồi , bọn cọng sản chỉ có dốt nát và không đời nào chúng biết thương dân mình đâu !
Nhà của HT tên là hoa trên đá cả hén ? mà hồi xua HT có bị bọn CSVN bắt đi tù chưa vậy ?
nhà Thảo tên y vậy :chị Liễu đẹp nhất nhà,chị Hoa làm giỏi ,chị Thanh có hoa tay… 3 nàng sau coi đi khong nói.
năm 1986 Thảo bị bắt vì tội kêu ca, chê đề xướng chủ nghĩ tự do dân chủ xây và phá….Thật sự dân giàu nước mạnh nằm ở đâu, coi đi phần 4 sẽ thấy, bị bắt chứ… Mới vô Nam…lnhưng trời đã chuyển sang một trang đời khác choThảo…
Hiếu Thảo kêu tặc Hồ là bác nghĩa là cộng sản chính gốc mà sao lại đi từ cộng sản được CKDN
KCDN
Hiếu Thảo gọi lão tặc Hồ là bác thì cũng đã là người cs rồi thì làm sao bị ở tù được
thì đó mới ra tù được…Và những cái khác nữa… Chứ không thì ở tù rục xương chứ họ chịu thả ra đâu…Nói chung một ý thức hệ mới chứ đâu có phản động …xét trên… toàn bộ nghị luận, tài liêu vá các tiểu luận
Thanks TD lúc nào cũng chiếu cố cho truyện Thảo,dù tiểu thuyết hay hồi ký…TD ạ đây là một tp mà mìnhlựa ra để con mình dịch qua tiếng english, theo ý nó thích. cho dân Mỹ và dân thế giới biết tình hình Vn Vn saú 1975. Và trong đó… Cuộc đời mình, cùng gia đình ba má, các chị nổi trôi cơ khổ, Nhưng điều đáng buồn nhất là linh hồn tp. Tú tài chận dê a,b c làm việc ,để sách chưng không đọc vẫn làm Công, An tốt..hhaha
Trong đó mình chuyển tải mối tình cô ruột mình, dượng đi tập kết… và mối tương quan bà con hàng xóm vv…
Thảo thật sự không chuộng viết dài lắm tóm tắt với khả năng còn tóm tắt được…
Tuy nhiên tp mình vẫn mang nét nghệ thuật, văn học, và trung thực không tố cáo CSVN lắm( Chỉ chê một phần nhỏ) Vì mình thấy sao nói vây người ơi hihi
Chúc vui.