Uống rượu Kara…Oke!

Nguyễn Ngọc Thơ

 Kara

  Uống rượu thì ma cũng phải nhè*

  Ô hô!Con mắt đổ ghèn nghe

  Nghiêu  say, miệng mỏi gò môi hít

  Ghẹ  xỉn, tay sờ động mỏ he

  Re re tiếng nhạc yêu xậm xịch

  Ưng ửng hơi tình hị le le

  Ơ sao teo héo chim hổng hót?

  Ục lắm hèm vào cháy cả be!

 *Chữ hoa đầu mỗi câu  theo hàng dọc là nối vần “uống rượu”.

∞∞∞

33 bình luận

Filed under Nguyễn Ngọc Thơ, Tác Giả, Thơ

33 responses to “Uống rượu Kara…Oke!

  1. An Khê

    Sau tiếng cười là gì hả Thơ ? Uống rượu để tiêu sầu hay uống cả bầu…đắng ccay ?! Chị không biết nhưng chị không “cười” nỗi với…Uống rượu Kara…Oke! Phải nói…quặn thắt lòng mới đúng ! Chúc em khỏe và vui…

    • Chào chị An Khê, Vâng, đúng là trò giải trí đắng cay…cười ra nước mắt!!! Đó là hiện tượng biến tướng không lành mạnh của xã hội nhan nhản, em chỉ quan sát, miêu tả lại chị à.
      Cảm ơn chị đã ghé chia sẻ, chúc anh chị vui.

  2. NĐD

    Họa dzới NNT nè !

    KARAOKE .

    Ka hát sướng hơn chỉ nói nhè
    Anh nào anh nấy dỏng tai nghe
    Rô, Trèn gỏi chua cùng nhào thấu
    Ac’ hổ xào ngọt nhậu hẻ he
    O múa o ngồi o uốn giọng
    Ông nằm, ông đứng, ông tè le
    Kẻ xơi chục chai người hai lít
    Ê ẩm cuộc đời quanh cái be …he he he

    • Chào anh NĐD, bài HOẠ “hát-rụ”của anh thật tuyệt dzời, bày nhiều “món” cao lương mỹ vị, bắt mắt ghơ, nhìn rớt cả lữ(?!!!)
      “…Rô, Trèn gỏi chua cùng nhào thẩu
      Ác hổ xào ngọt nhậu hẻ he
      O múa o ngồi o uốn giọng
      Ông nằm, ông đứng, ông tè le
      Kẻ xơi chục chai người hai lít
      Ê ẩm cuộc đời quanh cái be…hehehe”(NĐD)
      -Cảm ơn anh nhiều nghen, chúc vui.

  3. Chào em !
    Đọc “uống rượu” xong cũng thấy “xỉn” rồi , nhiều lúc “say” được để quên hết cũng là cái thú phải không em?… Rất tiếc chị không uống được nhiều để mà say. Khi “say thật” rồi thì không kiểm soát được lời nói và hành động thì cũng đáng tiếc thật …Suy cho cùng lúc đó cũng chỉ là do “rượu” nói và hành động mà thôi , có gì phải théc méc cho mệt . Chỉ mong người uống biết dừng lại đúng lúc , phải không em ?
    Chúc vui và đừng uống nhiều hại sức khỏe nha Thơ .
    Quý mến .

    • Chị Bích Sơn ơi, chị nói chí lý “khi “say thật” thì không kiểm soát được lời nói và hành động thì cũng đáng tiếc thật…”vâng, mười năm về trước em đã vướng thương đau, nên mới bị tai biến…méo cả mỏ, nên em ân hận lắm! Bây giờ, anh em có rủ vui chơi, thì em cũng chỉ nhấp được chút chút thôi chị à.
      _Bài thơ chỉ là nói lên cái hiện thực xã hội đang lan tràn một số tụ điểm karaoke “biến tướng” không lành mạnh mà các báo thường đưa tin đó chị BS. Cảm ơn chị đã thương, khuyên nhắc nhở, sợ em…quên thì tiêu đời luôn chứ hổng… “méo mỏ” nữa đâu?,

  4. Nguyen Ngoc Thơ,
    Qua bài thơ Karaoke cúa NNT, chị thấy được hình ảnh của một người say rượu , thông qua “miêu tả” của em : giọng lè nhè.. mắt đổ ghèn, miệng, môi , tay …hoat động không ngừng…đan xen giữa tiếng nhạc xập xình…cuôi cùng ói mữa tủm lum…
    Đúng đây là hình ảnh say sưa chè chén quá độ… kết hợp với những động tác thiếu kiểm soát không lành mạnh trong phòng karaoke…hình ảnh cúa một loại văn hóa biến chất em nhỉ !
    Cám ơn tác giả đã phản ánh trung thực một hiện tượng phi văn hóa để xh quan tâm hơn…khi không còn kịp nữa …
    Thân ái.

  5. Úa mắt vàng tim giọng bét nhè
    Ông thì hò hét chẳng ai nghe
    Nghiêng chai rót tiếp tràn ly cối
    Gác chén mời thêm cạn giọt he
    Run run cất tiếng mềm môi đắng
    Ư ứ nghêu ngao nặng mặt le
    Ơ kìa sao bác nhà biến sắc?
    Ủa thế thì ra bác gái be….

    • Chào Tỷ Gấu quý mến,
      Bài HOẠ thật đáo để, thấu suốt cả hồn ly- ý rượu cùng “chai-chén”…lăn quay thật tuyệt, bái phục Sư Tỷ!(cừ)
      _ “Úa mắt vàng tim giọng bét nhè
      Ông thì hò hét chẳng ai nghe
      Nghiêng chai rót tiếp tràn ly cối
      Gác chén mời thêm cạn giọt he
      Run run cất tiếng mềm môi đắng
      Ư ứ nghêu ngao nặng mặt le
      Ơ kìa sao bác nhà biến sắc?
      Ủa thế thì ra bác gái be…”(G).

    • Ui Gau họa hay quá ha Thau a cung vô tham gia voi Gau 8 cau cho dzui hè .
      Uống đã chán xiêu ,giong lè nhè ..
      Ông thì noí vit bà cung nghe …
      Nghiéng nghiêng lếch xếch ,ta cùng nốc .
      Giờ khản tiếng rồi,hat với he …
      Rờ rờ chân buớc ,tay quờ quạng …
      Ự ự tuön trào chó cung chê…
      Ơ Trời có thấy đàn con uống …
      Uöng vâỵ Trời nhìn cũng thấy ghê ….

      • “Rờ rờ chân bước, tay quờ quạng…
        Ự ự tuôn trào chó cũng chê
        Ơ Trời có thấy đàn con uống…
        Uống vậy Trời nhìn cũng thấy ghê…”(NT)
        _Cảm ơn anh Namthu56, bài HOẠ của anh cũng thật độc… đáo, dzậy nhớ hét thâu nghen, đừng “quờ quạng” OKE là rầu tuốt luốt anh hén!Chúc dzui.

    • Hũ Chìm

      Trời ơi, uống rịu mà chơi ly cối như Gấu thì chít, pha thêm mật Gấu dzô thi ì may ra 😆

  6. Nguyên Thủy

    Hê hê…Bài thơ này dữ wá…Chắc Thơ cũng sắp “chìm” rầu…Còn đâu mà biết…
    “Ơ sao teo héo chim hổng hót?”
    Có lần NT gặp một bạn nhậu kia, uống chẳng bao nhiêu mà mượn rượu để nói chuyện khác…Tặng Thơ nè…

    Uống có bao nhiêu mà lè nhè..?
    Thở than lúc tỉnh chẳng ai nghe..!
    Mượn rượu xỏ xiên bao người khác…
    Làm hư tiệc rượu lúc đang phê…

    • He he ,Thơ ơi Đọc bài thơ độc đáo của ,,Thơ anh thấy thật vui A nhớ ngày xưa cái thời năm 90 khi mà bät đầu có phog trào KROK -ui chao ,đi đâu cũng thấy hát ì xèo ,mà thời đó đâu có đầu kỷ thuật số,vi tinh chọn bản như bây giờ mà anh em rủ nhau di hát that say sưa và vô tư ,sau này thì phong trào này biền tướng tùm lum ,kg còn nét văn hóa dễ thuong như ngày xưa nữa .Bay giờ thì “KA RA THÌ ÍT mà OKÊ THÌ NHIỀU » ,Hê hê ……Chúc khỏe Thơ nhé Thân ái ….

      • Chào anh Namthu56,
        Em rất cảm ơn anh đã thấu tình bài thơ, là thấu hiểu cả lòng em, rất đồng cảm: “Anh nhớ ngày xưa cái thời năm 90 khi mà bắt đầu có phong trào KROK-ui chao, đi đâu cũng thấy hát ì xèo mà thời đó đâu có đầu kỷ thuật số như bây giờ, mà anh em hát rủ nhau đi hát say sưa và vô tư, sau này thì phong trào này “biến tướng” tùm lum…KARA THÌ ÍT mà OKE THÌ NHIỀU”, hihi…
        -vâng, thực tế có lẽ là vậy, em chúc anh vui.

    • Trời, thiệt tình! Thiện tai-Thiện tai…
      Anh Nguyên Th y ơi, hổng dám đâu, ý “bài thơ” hoàn toàn là lời TỰ TÌNH của người trong cuộc “uống rượu kara-oke”… tự giễu-dzui chính mình, chứ hoàn toàn không có ý “xỏ xiên” bất cứ ai như anh nghĩ đâu? Oan cho nẫu quá, tậu lẫu-tậu lẫu chết!(Admin duyệt đăng cơ mà?)

      • Nguyên Thủy

        Có ai nói NNT “xỏ xiên” hầu nào đâu…!Ngừ ta kể chiện cho nghe mà cũng hỉu lầm ..hic hic..

        • Tào Lao

          Hic hic hic,,, cái dzụ nầy còn tậu cho Ác-Min nữa, tui nghĩ cha Ác-Min cóp pi rùi dán vào chớ có giờ đâu mà kiểm duyệt ??? hổng có dính dáng đến chính chị – em ta là đăng mà !!!

          • Quan cho Admin lắm anh Tào Lao quơi, tại nẫu em gửi thâu, còn Admin diệt kỹ lém,cho đăng chắc để ace tự dễ lựa chọn… điểm hẹn “uống rụ” lành mạnh mà “ka dzô hay ka ra” cho phù hợp đó mà!(cừ)

        • Dzẫy na anh NT, chẳng qua bởi “kara…có phần biến tướng”, thông bệnh chung của xã hội mờ!Nhạy cảm xíu xiu…bởi “ngữ cảnh”!hihi…

  7. từ mạnh long

    Ừ, xem xong bài thơ cùa NNT thấy hơi hướng như..Hồ-X-Hương… thì phải!?
    LIKE!

    • Em cảm ơn anh từ mạnh long đã thấy… “hơi hướng như…Hồ-X-Hương thì phải…”và LIKE, còn Bà… bảo em “hơi hướng chưa bốc mùi…hãy nộp HSLL qua bển Bả xét lại cái đã anh ui, em chờ mỏi cả cổ đây!

  8. TT Hiếu Thảo

    anh trai tho co bai tho la la doc vui nha Du HT it hao the tho ky ky nay huhuhuh Tanh em hay noi that khong gian nha anh trai nhung co the gioi san choi da dang nguoi khac nguoi ta thich hihiih

  9. Hũ Chìm

    He he he ,,, ai bỉu dzừa uống rượu dzừa Kara ,,, oke chi mà ma cũng phải nhè,,, tui uống rịu vào ít khi bị nhè lắm Thơ ơi ,,,

Hãy gởi những lời bình luận thân thương đến với mọi người.

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.