Vũ Thế Thành

Thực phẩm quá “đát” (date) ăn có bị saokhông? Câu hỏi đơn giản nhưng không dễ trả lời chút nào. Ước tính khoảng 100 triệu tấn thực phẩm bị lãng phí hàng năm tại Châu Âu, khoảng30- 50% trong số thực phẩm này bị lãng phí ngay tại siêu thị chỉ vì hiểu sai chữ “đát” trên bao bì thực phẩm.
Thực phẩm nhiều loại “đát” lắm: Hạn dùng (use by date, expiry date), dùng tốt nhất trước ngày
(before use date, best by,..), bán trước ngày (sell by date). Hai “đát” đầu được dùng khá phổ biến. Còn “sell by date” dùng cho thực phẩm dễ hư như thịt cá tươi ướp lạnh, sữa tươi, bánh sandwich … và chủ yếu để cảnh báo người bán biết cách mà sắp xếp bảo quản.
Ghi “đát” trên nhãn thực phẩm là điều bắt buộc, nhưng chọn “đát” nào là tùy nhà sản xuất. Cho sản phẩm thọ tới cỡ nào cũng tùy nhà sản xuất luôn. Tuy nhiên, nếu bày bán thực phẩm bị nhiễm khuẩn hay thiếu an toàn theo quy định, thì dù “đát” loại nào, còn “đát” hay hết “đát” cũng đều gặp rắc rối với pháp luật.
Vấn đề là bảo quản có đúng hay không
Xác định “đát” sản phẩm là điều không dễ dàng, dựa vào kinh nghiệm là chủ yếu. Thực phẩm hết “đát” chưa chắc đã hỏng, ngược lại, thực phẩm còn “đát” chưa chắc đã an toàn. Vấn đề ở đây là chuyện bảo quản có đúng không, nhất là với thịt cá tươi ướp lạnh, xúc xích, patê, phó mát, jambon, chả lụa,…Bảo quản không đúng thì còn “đát” cũng như hết “đát”. Có bao nhiêu quầy hàng ở siêu thị Việt Nam bảo đảm độ lạnh ở 2 độ C?
Dĩ nhiên đang nói đến thực phẩm còn trong bao bì kín, chưa khui. Nếu khui rồi hay bị thủng thì phải dùng ngay, nếu có đậy kín lại bảo quản trong tủ lạnh cũng chỉ còn được khoảng 2-4 ngày tùy loại thực phẩm. Đi siêu thị mua hàng, gặp bao bì thủng, thủng to hay nhỏ đều nên lắc đầu, nhất là với đồ hộp bị phồng, phồng nhiều hay ít, phải dứt khoát không. Khí gì phát sinh làm phồng? Chắc chắn là có trục trặc ở khâu sản xuất rồi. Tiếp tục đọc →