Trần Thị Hiếu Thảo
Chương một
Ngọc Trinh đang tìm đọc trang quảng cáo việc làm, nàng dừng lại ở một trang, rồi cầm phone gọi hỏi chủ nhà. Chủ nhà đã đồng ý cho nàng nhận việc, và nàng cầm phone nói tiếp:
– Tôi là người mới đọc báo thấy cần người, giúp dọn dẹp. Tôi rất vui khi nhận việc này. Vậy xin chủ nhận tôi. Cho tôi làm.
Người chủ nói:
– Cô ơi, nếu cô chiụ làm thì hãy mau giúp tôi nhé. Vì đã gần đến ngày birthday của tôi rồi.
– Vâng tôi sẽ đến không trễ hơn nhé. Ngay từ hôm nay và có thể bây giờ…
– Thế thì tốt lắm.
Đối với Trinh không có nghề gì xấu cả, chỉ có người mới xấu thôi. Nàng quan niệm như vậy và từ hồi nào đến giờ tới Mỹ. Nàng làm biết bao nghề hãng xưỡng quyét dọn, đến nhà hàng, đến dọn dẹp cho từng gia đình, cá nhân, nàng đều lao mình làm hết cả. Chính vậy mà nàng đã nuôi Tâm Như ăn học chưa thành tài, nhưng đã lên đại học suông sẻ rồi!
Ngọc Trinh off phone và thay áo quần chuẩn bị ra đường. Trinh chỉ sửa cột lại mái tóc dài cho gọn. Soi gương nhìn gương mặt sơ qua, là nàng ra đường chẳng trang điểm gì hơn.
Cho xe chạy và hướng đến công việc. Ngôi nhà cách nhà Ngọc Trinh không xá lắm mà không gần lắm, theo address, qua nửa tiếng đồng hồ thì cô đến nơi. Và với công việc như thế, Trinh thành thạo không có gì khó lắm!
Cho xe đậu vào parking, nàng bấm chuông. Người chủ đã ra đón nàng vào nhà. Bà nhìn một người được gọi là cleaner có vẻ nghèo bề ngoài, nhưng có khuôn mặt rất ấm áp và chân tình, tuy pha một chút kém vui. Bà vội nói:
– Cô đấy à!
– Vâng xin bà chỉ việc tôi làm.
– Đó, tôi viết ra giấy rồi đó, cô coi đó mà làm.
Sau vài câu chào hỏi. Chủ nhà bắt đầu chỉ công việc. Nàng đã thực thi làm. Trước hết dọn garage cho tươm tất. Đồ vứt lung tung, nàng thu gọn và gôm ra thùng rác để một nơi, cả những đôi dép, đôi guốc cao gót, giày ống chủ nhà không còn dùng nữa, nàng cũng lôi ra cho vào thùng rác. Bà chủ chỉ Ngọc Trinh thêm các dụng cụ đồ thể thao lâu ngày không dùng đem vứt luôn. Và biết bao đồ lỉnh kỉnk phế thải!
Rồi dọn bếp núc theo ý bà. Trinh đem những nồi niêu đã cũ đen đúa ra thùng rác để vứt luôn.
Xong, thì nàng rửa tay rồi đi vào nhà lau mấy cửa kính, theo ý bà Hân chỉ sơ… Bà chủ Hân chỉ cho mấy đống đồ giặt đang sấy khô, cho Ngọc Trinh phải lôi ra để làm. Chỉ có hai vợ chồng già nhưng bà Hân không làm, không giặt nhiều lần, nên để ứ đọng hơi nhiều!
NgọcTrinh ngồi xuống và cặm cuội làm. Nàng âm thầm và xếp lại cho ngăn nắp để vào phòng chứa của bà. Trinh bọc lại các áo gối, bọc các tấm đệm giường, treo các rèm màn cửa sổ v.v…
Công việc cuối cùng là nàng là clean up phòng tắm-bathroom. Mọi thứ đồ dùng cũng được nàng sắp xếp lại cho ngăn nắp, sạnh sẽ, dễ nhìn…
Chính lúc này, người rể của chủ nhà tên bà Hân đang làm việc tại một company. Nhưng giờ ăn lunch, anh vội ăn một nhà hàng nhỏ, bánh mì sandwich của Mỹ, và ghé về thăm nhà. Vì anh tranh thủ theo ý bà Hân má vợ, để trang hoàng phòng khách thêm theo ý bà Hân.
– Con về coi ý má thế nào cho phần tổ chức hoa lệ hơn ở phòng khách?
– Ba mày không muốn tốn nhiều công con? Chúng ta chỉ đi ăn nhà hàng. Phòng khách trang hoàng. Để giữ một mùa kỷ niệm thôi.
– Dạ con biết ý ba. Có người đang phụ dọn dẹp hã má?
– Ừa cô đó đang dọn. Cổ đọc báo và đăng ký má cho làm.
– Dạ cũng sắp đến ngày, nên tươm tất hơn cũng tốt má. Con đồng ý.
– Cô ấy làm mau lẹ, và tỏ ra dễ thương.
– Vậy hã má?
– Chứ ai đâu lo con? Mình mướn cho khỏe. Bà Hân vồn vã với rể Thăng.
Lê Thăng cười chân thành, nói:
– Dạ đúng rồi má.
– Con làm gì làm đi. Má đi nghỉ. Hồi nãy giờ chỉ chỏ cô ấy làm, già rồi loay hoay tý đã mệt…
– Dạ má nghỉ đi. Con tranh thủ nhìn sơ, chứ quay lại liền company, đang còn giờ làm việc. Giờ cơm lunch con về đó. Thăng nói và nhìn đồng hồ đeo tay.
– Ừa, má nghỉ lưng chút.
Bà Hân nói và vào phòng ngã lưng thở cái ào, rồi lại đi mở phim Hồ Quảng coi. Bà ưa chuộng loại phim kiểu hát đó.
Lê Thăng ở lại phòng khách ngắm cách trưng bày của mình, mừng một lễ lớn cho mẹ vợ nhân ngày birthday 65. Vô tình Lê Thăng lại nhìn thấy Trinh, lúc đem đồ ra thải rác ở thùng lớn khi vào. Thấy nửa khuôn mặt, nhưng chàng có một cảm giác như cái gì chạy qua trong đầu anh rất lạ. Hình như người này chàng thấy quen quen, có điều chi?
Tim Lê Thăng đập mạnh, không lẽ chàng hoang tưởng đến Trinh một điều kỳ bí. Chàng phát hiện Ngọc Trinh có mặt trong nhà này ư?. Tại nơi đây, ngay bây giờ! Lén lén chàng nhìn theo dõi cho biết. Chờ thật lâu… nhưng chàng không có cách nào? Ngọc Trinh đang dọn dẹp. Rồi cũng đã đến một lần nữa đi đổ rác linh tinh vào thùng lớn. Lê Thăng đã đợi, đứng gọn lỏn từ một phòng ngày xưa chàng và vợ Tình ở đây. Chàng nhìn ra, Ngọc Trinh bước vào cùng với công việc gần hoàn tất. Nàng rửa tay, rửa mặt, vuốt lại tóc sau những giờ phút làm việc. Thăng nhìn, chàng cảm động với hình ảnh. Chàng thật sự nghi ngờ đến mức độ trăm phần trăm… Chàng bẩm bẩm.
– Sao mà giống Ngọc Trinh không thể tưởng? Có lẽ nào nàng lưu lạc trên xứ này? Chàng trấn an trái tim, để tay lên ngực rồi lắc đầu bảo:
– “Không lẽ lại là như thế”. Và rồi chàng nghĩ sẽ im không nói, không chào, để “theo dõi”, con người làm thuê này sẽ đi về đâu?
Chàng ra xe đậu, ngồi chờ trong xe và sẽ “looking for nàng” Như một thám tử. Thăng chờ. Vì biết Trinh dọn dẹp thế là gần xong rồi, vào giờ chót thôi…
Đúng thật chỉ trong vài tiếng NgọcTrinh đã đến làm, công việc đâu vào đó như ý. Nàng nhận tiền trước khi ra về.
Với lời của hai bên, đến khi Bà Hân nói:
– Cám ơn cô dọn dẹp.
– Cám ơn cô bà cho tôi làm và có tiền.
– Không sao khi nào cần tôi gọi cô vì tôi có số phone rồi, cô làm việc tôi chiụ lắm đó.
– Dạ một lần nữa xin cám ơn bà, và có việc cứ gọi tôi sẽ làm. Cô nháy mắt chớp nhanh, rồi nói tiếp:
– Xin kiếu từ. Chúc bà sẽ có một birthday thật hạnh phúc, trong một family thật hạnh phúc.
– Cám ơn lời chúc phúc của cô.
– Tôi mong cô khỏe mạnh và xinh đẹp. Nhà cô gần đây không?
– Không xa lắm. Tôi đi chừng hai mươi lăm phút.
– Vậy à?
– Vâng cám ơn bà!
Ngọc Trinh nói và lẹ làng từ giã chủ nhân. Ra xe cô mở engine nổ lên, cô chờ tý, rồi cho xe từ từ rời khỏi parking, khu phố ở của bà Hân.
Lê Thăng để cho xe Ngọc Trinh chạy phía trước, anh lặng lặng đi phía sau.
Chương Hai
Giờ thì anh đủ kết luận là Ngọc Trinh rồi, nhưng anh muốn biết nàng, chứ không hề muốn cho nàng biết anh. Tại sao Ngọc Trinh lại có mặt trên đất Mỹ? Và vì lý do nào? Nàng làm gì để sinh sống, không có nghề gì khác hơn sao? Anh nghĩ và sinh ra động lòng. Dẫu vẫn biết không nghề gì xấu. Nhưng có thể nói là nàng làm một nghề khó khổ, cực nhọc!
Lẳng lặng đi theo sau, bám sát cho đến nhà. Ngọc Trinh đã về đậu xe trong một khu Apartment loại nghèo nhất. Lê Thăng, anh càng thấy thương tâm và chua xót vô cùng!
“Chẳng lẽ người yêu anh lại khốn đốn thế sao? Chồng đâu, con đâu? ” Bất chợt anh lại nghĩ. Mà thôi anh không dám nghĩ, mà rồi anh lại nghĩ… Anh nghĩ đến một cô gái…
Đó là một cô gái bán hoa tươi. Cô gái phụ cắm hoa, anh hay tới mua trong một dịch vụ trông giống Ngọc Trinh lắm. Lẽ nào là con nàng. Con của Ngọc Trinh đó ư? Và anh lại nhớ về Ngọc Trinh với mối tình đầy kỷ niệm.
Lúc xưa ngay tại quê nơi vùng gió cát Cát Trinh. Chàng đã yêu một người con gái tên là Ngọc Trinh, nàng là một thiếu nữ đẹp hiền lành, được đi học một trường trung học. Chàng và nàng cùng học một trường cách nhau mấy lớp. Chàng nhớ sao một kỷ niệm trên đồi sim, chàng trao nàng sách nhỏ như quyển vở, với những phối cảnh chàng vẽ nàng trong đó. Bằng cách vẽ kiểu “phun mực”.
Ngọc Trinh đã làm bài thơ ghép vào. Nàng ngồi đọc giọng thỏ thẻ cho chàng nghe. Một kỷ niệm, một mối tình, mà chàng đã mất trên hai mươi năm, bỗng sống lại hôm nay. Cái ngày ấy giọng Ngọc Trinh bên tai anh:
– Nè em đọc đây anh yêu. Em và anh đây há:
Thuở xưa ngày ấy
Anh mơ làm họa sĩ
Em ước làm thi nhân
Em bắt đầu họa vần
Bảo anh khai nét bút
Em bảo vẽ con bướm
Anh vẽ thêm con công
Em bảo vẽ dòng sông
Anh tạo thêm ngọn núi
Em nhìn anh tức tưởi:
Trách anh khéo vẽ vời
Anh mỉm cười em ơi:
Thế mới nên ý nghĩa
Sau em nhìn thấm thía
Rồi mỉm cười thật tươi
Giơ tay cho điểm mười
Anh cười vang rạng rỡ
Anh ơi anh phải nhớ
Thuở anh mơ thi sĩ
Em ước cùng thi nhân…
Một bài thơ mà anh nghe cháy lòng, trong thơ ngây, khờ dại của tình yêu mới lớn!
Kỷ niệm đó và cuối cùng là anh đi bộ đội, mặc riêng đồ bộ đội đang tập luyện bên kia xa xa. Anh đến với nàng, khi trèo trốn lên đây, cùng đưa nàng lên đồi sim này qua bao đụn cát. Và hai đứa ngồi bên nhau chàng nói:
– Em à anh đi lính. Em nhớ ở nhà đợi ngày anh về. Hôm nay anh lẻn đi với em đấy, vì thao trường đang tập bên kia kìa. Chàng chỉ xa xa bộ đội đang tập dợt, nhưng anh đã có hẹn với nàng.
– Hai ngày nữa tụi anh đã phải sang Miên làm nhiệm vụ quốc tế đó.
Lê Thăng nói và cười hồn nhiên hơn là buồn. Vì anh nghĩ đây chỉ là đi lính thời bình, chắc chắn sẽ tương ngộ:
– Đi sang Miên giờ hết đánh giặc rồi, chỉ trấn thủ đất nước cho có tiếng anh em bảo vệ chung. Rồi đúng ba năm về thôi, nhanh như chớp mà em!
NgọcTrinh cũng cười, một nụ cười trong trẻo, vì cô tin tưởng như lời anh nói. Xong, thoáng cô đứng lên lại buồn và bảo:
– Nhớ nha không phụ long em đợi nha!
Chàng mỉm cười, và gật đầu lại hôn vào tóc nàng … Tóc thơm, làm Lê Thăng hít sướng, và nhắm mắt thật lâu.
Ôi khoảng trời đó đẹp làm sao. Giờ chàng nhớ lại lần cuối là ở đó với Ngọc Trinh.
Chương ba
Quay lại Thăng suy nghĩ và nhớ đến cô gái bán hoa mướn trong một tiệm. Cô thường gói hoa cho anh mua đó. Anh quyết lại người này, để tìm ra tông tích, vì cô ta giống Ngọc Trinh khi hồi còn con gái, như hai giọt nước. Nhưng anh đâu thể ngờ. Người giống người vẫn phải có! Nhưng cũng vì giống Ngọc Trinh mà anh thích mua hoa ở đây để nhìn!
Hôm đó anh ghé lại quán hoa, anh lẹ làng vào.
– Thưa ông có điều chi tôi help ông không? Cô gái hỏi nhanh và lịch sự.
– Gói cho tôi một đóa hoa màu hồng nhung. Nhưng hôm nay tôi không phải để chưng trong office tôi, hoăc cho vợ tôi. Mà tôi tặng cho một người hình như rất quen với cô?
– Ai vậy?
– Tôi nôn nóng muốn biết, má cô tên gì, quê gốc ở đâu?
– Tại sao ông lại hỏi về má tôi, và quê quán?
– Đó là người yêu của chú, của tôi…
– Vậy sao? Người yêu của chú tên gì? Tâm Như nghe lạ quá.
– Là Ngọc Trinh. Và khi Việt Nam chú tên là Thăng. Lê Thăng.
– Đúng rồi má cháu tên Ngọc Trinh.
– Chú mới thấy má con làm việc clean up cho nhà má vợ chú.
-Vậy sao, nhưng má cháu nói chú bỏ má cháu mà? Khi nhận được thư chú, má cháu mới lấy chồng!
-Chú chưa bao giờ gởi thư trước khi, và sau đó. Khi biết má con lấy chồng chú mới cưới vợ.
-Từ lâu chú nhìn con, cứ ngờ ngợ một cái gì đó. Chú muốn ra ngoài nói chuyện chút được không?
-Nơi gần nhất vài phút thôi chú nha, vì con làm mướn!
-Chú hiểu.
Jinni nói và ra tay vẫy cho đồng nghiệp, Có cô bé phụ thứ hai trong shop, như báo sẽ đi và trở lại. Cô bé kia gật đầu. Thăng và Jinni ra khỏi tiệm. Sang bên một quán cà phê gần nhất.
Lê Thăng hỏi nhanh:
– Má và con qua Mỹ diện gì?
– Con và ba má sang diện HO, cùng với ông bà nội, ông nội là Trung tá cho Việt Nam cộng hòa đệ nhị gì đó, nghe má nói. Nhưng má con thất vọng vì ba con và má có cách sống khác nhau.
Vậy sao? Là sao ?
– Má con vẫn lấy một hoạ sĩ có gốc như người yêu, rồi tánh tình không như má mong. Má hận chú, má lại thương chú, và lấy một hoạ sĩ đó!
– Không phải cùng nghề là một cách sống, tư cách và một cách nhìn giống nhau. Hai hoạ sĩ, hai ca sĩ cùng không thể có cách sống và tư cách giống nhau, quan điểm giống nhau. Đó là chuyện đã xảy ra và đang xảy ra. Con có thể tỷ dụ cho chú biết hơn không?
– Tỷ dụ như má con yêu thích văn học, hội hoạ, thơ truyện. Ba lại thích tiền và coi rẻ những thứ đó, kể cả người nghèo khó khăn v.v… Má thì tội nghiệp, ba thì khinh thường họ…
– Chú cũng có vợ. Vợ chú lại là người sống vì tiền. Cô ta cũng coi thường sự nghèo khó, không chú trọng vào thơ văn, hội hoạ chi cả.
– Thật là những nghịch lý.
– Thật là ông trời bất công cho ta! Lê Thăng nói và ôm đầu. Rồi bình tĩnh ngước lên đón nhận sự thật.
– Thấy chú hỏi thì con xin thưa bấy nhiêu. Nhưng dù sao con cũng ra đời từ ba má cưới nhau. Jinni nói và thoáng buồn.
Lê Thăng làm thinh, và đưa tay bóp cằm mình, lắng nghe Jinni tiếp tục:
– Có gì nữa không? Con nói chuyện tý thôi con vào làm việc. Không thì họ đuổi con. Khi khác gặp lại nha chú.
– Ừ tạm biết như thế được rồi. Con có thể cho chú số phone con và má được không?
– Dạ số con và cả số má đây. Nhưng đừng gọi má con sớm?
– Vâng chú hiểu, chú cũng cho con số phone chú nhé. Hai người nạp số vào máy, khi đọc xong và họ chia tay.
Thăng ra xe nổ máy, Jinni u buồn đi lại shop. Cô lại cố quên đi người yêu của má cô, mới gặp cô. Jinni tươi và hồn nhiên với hoa, để cắm những lọ hoa để sẵn mời khách, hoa ngước nhìn cô, ngước nhìn khách, chờ khách, là nhiệm vụ. Cô đã phải làm việc lại như thường ngày, giờ giấc của cô tới đây phụ giúp. Và họ trả tiền theo giờ cô làm, và phải làm thật giỏi, hiệu quả.
Lê Thăng như còn tiếc nuối chạy vào dặn thêm:
– Nhớ tặng hoa cho mẹ nha, không nói chú tặng vẫn không sao? Miễn là có hoa cho má, là chú vui!.
– Vâng con sẽ nghe lời …
**
Và rồi một hôm cô hỏi mẹ. khi Trinh đang đọc sách.
– Mẹ ơi, mẹ có khi nào nghĩ chú Thăng ở gần đâu đây không?
Trinh ngưng đọc, gấp quyển sách lại và bảo:
– Tại sao con hỏi má thế chớ Tâm Như? (Jinni là kêu theo tên tiếng Mỹ hiện hành, còn Tâm Như tên Việt Nam gọi, Trinh đã đặc cho con vì cô mê phim Hoàn Châu Cách Cách- Lâm Tâm Như đóng, mà cô bỏ chữ Lâm chỉ lấy Tâm Như)
– Chú đó đã gặp má, thấy má.
– Con nói chuyện gì như mơ, như sương như khói thế?
– Không thật chú đó gặp má, chú là một khách thường nhật chọn hoa, của nơi con làm cắm, Chú đã biết má là má của con. Chú đã đến nói chyện với con mấy hôm nay. Bó hồng nhung con tặng má gần đây nhất, là của chú đó tặng cho má đó.
-Vậy sao? Và chú gặp má ở đâu? Ngọc Trinh tỏ ra ngạc nhiên.
– Trong nhà mẹ vợ chú. Lúc má dọn dẹp chuẩn bị cho birthday trong gia đình mẹ vợ chú.
– Thôi nói làm chi con người ta giàu có, mình đi làm thuê làm mướn mà?
– Nhưng chú đó nói má đã phản chú và lấy chồng.
– Má đã nhận thơ chú. Rất tiếc là lá thơ đó má xé bỏ tung lên trên đồi cát.
– Chú nói chú chưa bao giờ gởi thơ cho má trước, khi má thay đổi và quên chú.
– Chú nói muốn gặp má. Má tính sao?
– Má không muốn gặp.
– Cứ cho gặp má đi.
– Má không hiểu nổi chuyện này. Nhưng má thật sự không muốn gặp khi người ta đã có vợ con.
**
Chương bốn
Và rồi một ngày Thăng gọi điện cho Trinh, và Trinh đã chấp nhận cho Thăng đến.
Chàng đâu có biết rằng sau đó thì sự cố lại xảy ra. Nàng nhớ lại.
Ngọc Trinh đã nhận lá thư chàng viết và Trinh kể lại. Cô hình dung tất cã câu chuyện đã xảy ra. Anh đã gởi cho nàng một lá thư bảo đảm:
Anh đã qua Miên và vô tình anh đã có vợ rồi. Mong em tha thứ cho anh và coi anh như người anh.
Ký tên: Lê Thăng
Nhận được thơ trong long Trinh lúc đó như cuồng phong bão tố, nàng chết như cả người, rã rời trong cảm xúc.
Ngọc Trinh lang thang một mình, trong cõi lòng tê buốt. Cũng trên đồi sim nhưng lần này nàng đi một mình. Nàng đi để tìm về kỷ niệm, nàng xé bỏ lá thư bay trong gió lộng, nhìn rồi khóc. Nàng không nói được gì khác hơn, khi những dư âm lá thơ còn dội lại lòng nàng… Cứ đọc đi đọc mãi trong lòng nàng. NgọcTrinh ôm đầu và tự dằn xé với chính mình. Và nàng cũng phải tự an ủi với chính mình. Bằng tiếng lòng, nàng thổn thức.
“Ngọc Trinh ơi mày hãy quên đi, đừng nhớ chi kỷ niệm đã nhạt nhòa. những bài thơ nào em viết cho anh cũng trở thành dở dang tàn phai, khô cứng, nếu như cảm nhận anh đã hết” Ngọc Trinh ơi mầy đã xấu số, mày hãy hãy mạnh mẽ lên đừng hoài vọng nữa, đừng ngu muội nữa, Ngọc Trinh ơi, Ngọc Trinh ơi”. Nàng như tự tìm một lối đi cho mình dù phải khóc, dù phải than vật vã một mình. Ngày đó. Chính sau đó Ngọc Trinh đứng lên quyết định. Một thứ mới mẻ hơn ở nàng… Nàng nguyện cầu “Hãy cho con quên người ấy, và hãy cho con sống.” Vì người đó đâu có xứng để nàng còn thương, còn tưởng?
Trinh xuống đồi, nước mắt chảy theo, nàng cố ngăn chặn với những bước chân đau đớn, để hết rã rời và bước đi cho nhẹ nhàng, uyển chuyển hơn. Có lẽ nàng muốn xa kỷ niệm và quên đi những gì đã hứa khi xưa với những khoảnh khắc đẹp… Tâm lý nàng bấn loạn, nhưng cũng dễ bị thay đổi, và thích nghi.
Sau đó Ngọc Trinh đi vào Nam. Xưa nay buồn người ta bỏ làng ra đi, hoặc ra đi vì nhiều lý do. Làm ăn thay đổi, cách sống khí hậu v.v…Thay đổi mọi sự trong đời tư vấp ngã. Đôi khi là sự cần thiết, và tìm tới cái mới để tự hoàn thiện hơn. Nàng đã có trong nhiều lý do đó. Hơn nữa Ngọc Trinh có người chị may tại trong long chợ “Nàng Kiều” ở Bào Lâm. Nàng thích từ lâu nhưng vì vương mối tình Lê Thăng mà nàng không dám thực hiện đi xa! Bây giờ thì đã mất, Nàng vào trong Bà Riạ Bào Lâm dễ dàng, và là một điểm tối cần.
Chị Liên may tại một khu phố trong chợ. Nàng cũng được học ở đó tra khuy, kết nút áo, quần, lên lai.
Ban đầu đang làm, chị Liên hỏi khi chị nhìn sổ đo đang cắt đồ.
– Quên Thăng đi em, chị sẽ giới thiệu cho em về Trương Tấn người họa sĩ đã làm ra tiền ở đây. Có tài và có tiền nữa. Em ráng mà thương, quên đi mối tình đẹp kia, nhưng họ đã phản mình rồi.
Vừa lúc Tấn đến:
– Dạ được chị giới thiệu Tấn đến chơi nha chị Liên!
Tấn ngồi vào ghế, và nói tiếp:
– Chào em Trinh mới ở Trung vào. Anh là hoạ sĩ Trương Tấn, có thân quen, không xa lạ với chị Liên đây?
– Ừa, em Trinh tôi đó chú Tấn.
– Trinh đẹp gái quá. Tôi nhìn chặp về vẽ cả trăm bức tranh đó.
Chàng Tấn nói và cười hi hả
– Dạ không dám anh Trương Tấn .
– Sao lại không dám? Phụ nữ, con gái đẹp thường làm nền cho một tác phẩm trong sáng tạo thi ca, hoặc âm nhạc, hoặc hội hoạ điều đó bao thời đại đã chứng minh… À cô Trinh nè, lúc rảnh mời cô qua phòng tranh tôi chơi. Ghé thăm nha, tôi hân hạnh đó.
– Được tôi sẽ đưa Trinh sang mà, nhớ vẽ cho thật giống nó vài bức đi. Tôi se mua giá cao cho, hihi.
– Cả trăm cũng được vài bức làm gì? Nhưng tặng chị chứ không cần lấy tiền đâu.
– Nói thì phải làm được nghen?
– Đương nhiên rồi!
– Thôi để tôi về làm việc. Kẻo tôi nói chuyện ở đây chị cắt sai đồ, vụn thiếu vải đó không ai bù cho đâu? Có lẽ em Trinh cũng khó mà tra nút đẹp, nhíu nhúm, khi phân tâm nhé…
– Rành quá hé. Chị Liên chọc.
– Không rành, thì làm sao làm hoạ sĩ bất đắc dĩ chứ.
– Sao gọi là bất đắc dĩ chú Tấn. Chị Liên hỏi lại.
– Thì Tấn không mê nghề này lắm đâu. Chỉ 50% nên gọi là bất đắc dĩ chứ sao? Nhưng bây giờ có Trinh làm người mẫu để họa, là không còn bất đắc dĩ nữa đâu. Mà mà thích 100% cũng có thể đó.
– Miệng Tấn cũng dẻo lắm đó nha, hy vọng là như thế.
Trinh cũng làm thinh không nói lời chi.
– Bye nha, hẹn gặp, tiệm gần đây kìa. Tấn nói và nhổ người rời ghế, bước đi về hướng tay mình đã chỉ.
Ngọc Trinh làm thinh đơm nút không nói chi cả.
Tấn đi xong Liên hỏi:
– Sao, cậu ấy em thấy thế nào ?
– Em chưa thấy gì cả.
– Chưa thấy gì cả, là sao?
– Anh ấy nói hơi nhiều.
– Nói nhiều, nói ít không đặc thành vấn đề. Quan trọng là tài, tâm và tiền thôi.
– Thì em đang nói cái tâm anh ta đó đó.
– Nói nhiều không phải xấu đâu em. Tấn nói hơi nhiều và “xáp lá” vì nhiều cảm xúc, nhiều. Cảm xúc đến với cậu ta, nên nói vậy thôi. Kén quá hà, ở giá đó em. Cứ tôn trọng chi mối tình kia giờ đã chết…
– Em hiểu mà! Từ từ em tiếp xúc.
– Vậy nhá, nhiều người muốn lấy cậu ta đó, mà cậu ta ỡm ờ chưa chiụ đó.
– Vậy sao?
– Thì còn gì nữa không vào mà hốt ổ, còn cà vòng em? Coi chừng mất hết chì lẫn chài.
Rồi một hôm Liên đưa Ngọc Trinh qua tiệm shop của Trương Tấn, thì cô cũng rất bất ngờ, ngạc nhiên. Ngọc Trinh con tim vui trở lại khi thấy tranh của Trương Tấn sang ngời, trong quảng cáo nhiều hình thức. Vui hơn nữa, khi Trương Tấn đã tặng cho Ngọc Trinh vài bức hình. Anh vẽ về cô đúng như lời anh đã nói. Ngọc Trinh cầm và nở nụ cười không còn buồn tý nào!
Sau đó hai người đã được kết hôn nhau. Ngọc Trinh đã không do dự khi chị Liên hiểu quá nhiều về Tấn ở đây. Hơn nữa anh cũng đã dành cho Trinh một tình cảm đặc biệt, vẽ cho nàng trên mười mấy bức tranh để bán và hàng chạy như tôm tươi. Khi nét hoạ của anh lãng mạn, tinh túy, phóng khoáng đã tưới vào con mắt và làn môi của Trinh bằng tranh vẽ. Vậy mà trước giờ nàng chưa nghĩ tốt về Trương Tấn. Coi thường anh ta. Suy cho cùng Trinh đã yêu một hoạ sĩ trong long, và muốn chính chàng làm cho nàng quên được Lê Thăng. Người tình đầu của nàng với nét vẽ đơn sơ quyến rũ, nhưng đã phản bội nàng, một nước ghê gớm. Lời hứa của chàng như gió thoảng mây trôi. Lá thơ cứ làm cho nàng ray rức đau khổ, buâng khuâng. Trinh một tính cách rất mãnh liệt trong trái tim yêu, nhưng dễ tổn thương và khó tha thứ. Cô đã quên nhanh Lê Thăng và không còn muốn nhớ tới nữa.
Cô đã có một cuộc lấy chồng đám cưới lớn, pháo nổ ngập rộn đường đi từ nhà chị cô đến nhà ba má Trương Tấn. Họ cũng quý yêu Ngọc Trinh đẹp người, đẹp nết. Và còn được về tổ chức lớn ngoài cho quê cha mẹ họ hàng thân thích bên gái nữa. Họ có đám cưới hai nơi. Cuộc đời Ngọc Trinh gắn liền với Trương Tấn từ đó.
Chương Năm
Rồi thời gian trôi qua Tấn cùng Trinh qua Mỹ với diện HO của gia đình anh. Cha Trương Tấn là Trung Tá của chế độ Sài Gòn miền Nam.
Nói về Lê Thăng sau đó anh nhận được tin người yêu sang ngang. Ngọc Trinh đã lấy chồng giàu sang. Anh lại về Sài Gòn có người mai mối anh lại lấy Tình, một cô gái có gia đình giàu giữa thành phố Sài Gòn cũng vô tình mà anh gặp. Ban đầu anh không ưa. Anh đã viết mấy lời cho nàng, nhưng sau đó vì nghĩa, anh đã chấp nhận.
Anh có cuộc Triển lãm tranh chung với mọi người, với ba họa sĩ nữa. Những bức tranh của anh và Trinh ngày xưa. Với năm tấm tranh tựa đề:
“Em và anh trên đồi cát.” “Trái sim xin chẻ làm đôi”, “Vùng yêu thương vẫy gọi”, “Nhan sắc ai ngày ấy”? “Ngỡ ngàng màu phai”
Anh đươc đoạt giải A và người đứng ra bảo trợ cho chương trình là ba của Tình. Ông đã mời về nhà, giới thiệu con gái và gả Tình cho anh. Anh thấy Tình không kém nhan sắc nên anh không muốn chọn lưa nữa, vì tình Trinh ngày xưa đã mất. Và anh đã gật đầu làm lễ cưới với Tình.
Rồi ngày tháng tôi qua gia đình ông Hân cũng là một gia đình sĩ quan của Sài Gòn trước bảy lăm. Nên sau này anh sang Mỹ với gia đình bên vợ. Hai người Tình và Lê Thăng sống trên mười bảy năm, song chỉ có một đứa con. Tình yêu họ vẫn hục hặc, mất thăng bằng, chông chênh hoài. Bỡi Tình và Thăng không cùng một tâm hồn đồng điệu. Càng về sau càng khác nhau.
Tình yêu của Tình dành cho anh kém mặn mà. Tuy nhiên bên vợ. Cha mẹ vợ Lê Thăng rất tôn trọng. Về vợ Tình, lúc nào cô cũng sống vì tiền hơn là tình cảm. Mặc dù họ không khổ sở hay vất vả, song với nàng Tình “đồng tiền cũng dính liền vành môi cô ”. Đó là danh từ mà Lê Thăng đặc cho Tình. “Tên Tình mà người chẳng Tình” v. v..
– Tôi không thể đầu tư cho anh quảng bá, hội họa hay nhiếp ảnh chi cả? Dù tôi có dư tiền. Anh muôn thì kiếm người khác hợp ý ở. Với tôi thì bill bộng là đâu ra đó. Hằng tháng phải ký trả, tiền trên hết, tiền là number one. Money as first, không tiền, không làm gì được? No money là No honey! No money nói không ai nghe hihih. “Tiền là tiên là phật, là sức bật con người, là nụ cười tuổi trẻ, là sức khỏe người già, là danh giá hương hoa, là tiếng la của sức mạnh, là sức bành của xấu xa, là con ma của quyến rũ v.v…” Biết bao nhiêu tiền là đủ. Chi tiêu xong. Còn lại cho vô nhà bank, vui nhất đời rồi.
Mỗi lần chạm trán với vợ Tình, nàng cứ mãi hát bài ca con cá đó. Đến nỗi anh nghe ngán luôn.
Cuộc đời hai người Ngọc Trinh và Lê Thăng đã trôi qua với số phận thế đó. Mỗi người là một con nước cứ trôi theo môi trường. Và hai bên vừa trút tâm sự về mình, như cuốn phim hồi tưởng.
Thật giờ đây nghẹn ngào. Lê Thăng hỏi lại:
– Lá thơ đó đâu em đưa anh coi? Khi anh đang ngồi nhà Ngọc Trinh.
– Em xé vút bỏ từ đồi cát. Làm gì em để đến bây giờ.
– Vậy anh nhớ ra rồi. Lá thư đó là anh gỏi cho Tình. Lúc đó anh chưa có ý niệm cưới cô ta. Và từ khi đi lại chiến trường anh viết cho cô ta có mấy hàng thôi, đúng không?
– Tại sao là như thế?
– Cô ta lợi dụng anh. Lấy ra gởi về cho em. Có thể lắm. Vì lúc gặp nhau lần thứ nhất anh có nói anh đã có người yêu. Cô ta hỏi điạ chỉ quê em ở đâu? Thì anh nói đại, đọc đơn giản thế thôi. Ai nào ngờ cô ta sẵn lòng rắp tâm, nhớ làng, nhớ thôn, nhớ xã, nhớ huyện của em…
– Có thể nào như thế mạo thơ? Chữ anh mà. Ngọc Trinh ngạc nhiên.
– Thật là không ngờ, đúng thơ anh, chữ anh. Nhưng đó không phải là lá thơ anh gởi cho em? Mà anh gởi cho cô ta. Tình coi xong lại dán tem gởi đến em theo điạ chỉ thôn, xã, huyện. Bộ em không thấy từ đâu gởi hã?
– Có từ chiến trường Campuchia ghi chữ in. Và tên em cũng ghi chữ in lớn. Nên em tin không để ý. Em chỉ để ý là dòng chữ bên trong của anh là hẳn hoi.
– Trời ơi là trời! Em thiếu cẩn thận. Khi anh trở lại làng xóm nói gia đình em đã sang nhà cho một người từ vùng biển lên ở. Và ba má gia đình em đã chuyển bà Bà Riạ hết. Anh ngẩn ngơ, thế là cay đắng đi lấy vợ, với một đám cho mình nhiều tình cảm và quyền lợi. Lúc đó anh không nghĩ gì khác. Khi em đã phản bội anh.
– Vậy thì dù sao anh cũng quá hạnh phúc rồi. Anh lấy vợ con nhà giàu, và quyền lợi.
– Anh không cần. Thủ phạm gian ác là vợ anh đã chia lìa chúng ta!
Cả hai đều chết lịm với một sự thật não nề này. Mỗi người đi về một giấc mơ đau thương của quá khứ…
**
với vợ là Tình hôm nay anh không nhịn trong căn nhà và nói:
– Tại sao thơ tôi gởi cho em. Em lại bóc ra đi gởi cho người khác. Em có biết em độc ác lắm không?
– Vì lúc đó tôi yêu anh, và tôi muốn chiến thắng họ. Lá thư anh chỉ gởi em yêu dấu, không có chủ từ riêng là ai. Nên tôi mới làm được như ý.
– Em đã làm một chuyện hết sứ phi lý và khác thường.
– Cũng thường thôi, có chi đâu mà phi thường? Nhưng anh đã có đầy đủ trong việc làm của tôi. Anh có vợ đẹp con xinh, gia đình ba mẹ vợ giàu. Anh như con chuột sa vào bồ nếp. “Vinh thân phì da” cũng từ đó.
– Đó không phải là hạnh phúc. Thật sự em chẳng yêu tôi. Em chỉ vì cái danh tôi mà muốn đánh bóng ba mình, gia đình mình hơn. Kể từ khi chung sống, em chưa bao giờ hạp với tôi, và yêu sự sáng tạo hội họa của tôi. Em không hề yêu tôi. Em chưa bao giờ đồng ý ủng hộ cho tôi một cuộc triển lãm sau này. Em không làm cho tôi vui. Em có biết không?
– Những cái đó không phúc lợi ở Mỹ này? Có lúc thất bại tốn tiền chi phí?
Nhưng đó là niềm vui. Tôi kiếm được tiền từ một cái job khác. Cô phải để tôi vui trong một niềm say mê riêng biệt của tôi chứ. Em là người ích kỷ, tàn ác. Em nhỏ nhen và đê tiện.
– Anh hôm nay nói nhiều quá. Bây giờ anh ngoan rồi, gặp lại người xưa muốn rời xa tôi. Tôi không cần anh bây giờ nữa, anh hãy đi đi. Tình lại nói bằng một giọng hờn lẩy và căm tức.
Thăng thêm quả quyết.
– Được tôi sẽ ra đi và không cần cô xô đuổi. Dù tôi rất trọng cha mẹ vợ là ba má cô đó. Coi như tình yêu của chúng ta cũng có ngày kết thúc. Trả lại sự thật của nó.
– Anh đừng vội vàng và trở mặt. Không dễ như anh tưởng đâu? Tình phản công.
– Đó là lẽ dĩ nhiên của định luật. Tôi không hề trở mặt và tôi hận cô làm nên tội ác.
– Anh chưa bao giờ trút giận và đổ lên đầu tôi như hôm nay. Ah ha! Anh bần lắm! Vì gặp con nhỏ Ngọc Trinh đó.
– Vì vô tình ánh sáng đã lọt vào vùng tối thế thôi. Mọi chuyện đã rõ ràng hơn thế thôi…
***
Và đây là lần cuối anh tới nhà Ngọc Trinh để nói chuyện, khi nàng buông quyển sách xuống và cùng lắng nghe anh nói. Tại nhà nàng. Nàng trả lời:
– Chắc chúng mình không thể đến với nhau được nữa. Tất cả đã đi qua giờ chỉ thành hoài niệm.
– Nhưng vợ anh đã gây ra, giờ đây cô ấy cũng chẳng tha thiết với anh mà. Chúng ta có tình yêu thật sự. Hãy đến với nhau dù gãy đổ, dù muộn màng.
– Phụ nữ nào cũng íck kỷ và ghen tuông. Em không thể dẫm lên một phụ nữ để sống cho chính mình.
– Nhưng em đâu có dẫm lên ai đâu?. Chính Tình đã dẫm lên em mà. Sống với anh có sống, nhưng tận đáy long nàng chưa yêu anh như em? Không thể trọn vẹn được, hãy sống cho mình đi em…
– Tất cả đều quá muộn. Em không thể tính…
– Tháng sau này anh sẽ mở một cuộc tranh triển lãm ở quảng đường hội thể thao của Việt Nam- Quang Trung. Dù cô ta không ủng hộ anh vẫn tiến hành làm.
– Việc đó em ủng hộ anh hoàn toàn. và góp phần cho anh cả vật chất.
– Em làm gì có tiền của mà góp phần sức, góp mặt chi em?
– Em làm ăn cực khổ, nhưng em chắt chiu em cũng có vốn để lỡ khi trái gió trở trời chứ! Dù đất Mỹ hay ở đâu ta dành dụm được là vốn quý. Anh không tin tưởng em nói dóc phải hôn? Đây nè em mới lấy về, có chuyện.
Ngọc Trinh đã đem ra một hộp vàng thẻ trên bốn chục cây. Và nói:
– Em định đổi ra tiền vì năm xưa vàng lên em đổ. Mấy năm nay đứng chết, em cũng không lời mà nhà nước không lợi nhuận chi cả. Nên em định chuyển hướng lấy về mà chưa ra ngân hàng lại. Vì em cũng lưỡng lự làm cái việc gì đó. Em nghĩ chưa xong.
– Cám ơn em. Anh quý tấm long em thôi. Anh lo được mà. Cuộc sống vất vả mà em dành dụm anh thật sự xúc động. Anh cảm kích em, đáng nể lắm. Hãy để lo cho con và em.
Im lặng một lúc Lê Thăng nói tiếp:
– Lẽ ra anh phải lo cho em nữa chứ, đâu cần để em lo cho anh. Anh hứa.
– Không cần đâu, em tự lo. Bây giờ gia đình em ở Việt Nam cũng làm ăn khá rồi. Hằng tháng em không gởi nữa. Mấy tháng rồi em không nhận việc clean up. Sao tự nhiên em lại đọc báo nhận làm nơi nhà mẹ vợ anh. Nghĩ cũng thiệt lạ.
– Ông trời cho ta gặp lại đó mà! Tội cho em một đôi vai nhỏ gánh nhiều niềm đau, và bổn phận. Hãy tha thứ cho anh…
– Không anh không có lỗi…
– Vậy thì chúng ta trở về với nhau Ngọc Trinh nha?
– Không em chưa tính chuyện này được. Em đã nói em không thể dẫm lên một người đàn bà để sống cho chính mình?
– Chuyện mình không phải thế, hoàn toàn khác. Chúng ta chẳng dẫm ai.
– Đừng biện luận dù sao anh cũng đang sống với một gia đình. Bên cha mẹ vợ rất giàu có và hạnh phúc. Em đi làm công cho họ mà?
– Nhưng anh nói, anh không có hạnh phúc bên vợ Tình. Cô ta rất kỳ cục.
– Thôi anh à, chúng ta coi nhau như bạn đi. Ráng mà làm lành với cô ta để giữ hạnh phúc. Em mong…
– Không thể được, em giết anh. Anh chỉ yêu em và còn yêu mãi mãi. Chính em mới là của anh yêu! Vợ Tình chỉ là một sự gán ghép thô lỗ sai lầm không fit, không match, không như lòng anh ước muốn, dù anh trọng cha mẹ vợ.
Chương Sáu (chương kết)
Đó là lần cuối cùng khi Ngọc Trinh đã sang Paris đi chơi cùng người bạn đang ở bên Pháp từ thời trung học. Cô kể cho người bạn gái nghe câu chuyện này. Hai người bạn đang sánh bước trong khu vực dòng sông Seine đẹp tuyêt vời. Người bạn hỏi:
– Ngọc Trinh như vậy bạn tính sao, bạn tính sao về chuyện tình của bạn?
– Mình chưa tính được, thật khó khăn và rắc rối? Nên mình muốn sang Thanh, đi chơi cho vơi đi nhọc nhằn suy nghĩ.
Chuyện tình bạn đẹp, luôn đầy bí ẩn. Mỗi cuộc đời chúng ta là những dòng sông, không dòng song nào giống dòng sông nào. Người thì rơi vào dòng sông đẹp như thơ mộng, người rơi vào dòng sông bình thường, hay rơi xuống dòng sông đục ngầu hay xám xịt, trăn trở như kiếp người trôi qua. Đúng không Ngọc Trinh?
Ngọc Trinh không trả lời. Nhưng người bạn Lưu Ngọc Thanh cũng đã hiểu.
Nàng ngước mắt nhìn khoảng trời rộng và nhìn xuống. Dòng sông Seine như chở đầy nỗi nhớ trong lòng, về muôn ngã. Ngọc Trinh vui lẫn buồn. Một bình minh vừa lóe sang. Một cơn gió mát chạy qua sông, như chạy vào hồn nàng buâng khuâng xao xuyến…
Nàng vẫn thấy khó ước hẹn một ngày mới. Nhưng nàng vẫn phải bước đi. Và cả cô bạn tên Lưu Ngọc Thanh vẫn thấy thế. Và hai đứa đã đi tìm một quán ăn sáng để ngồi.
– Quán ăn sáng này giống quán của breakfast at Tiffany’s quá.
– Ngọc trinh lại bị ám ảnh phim breakfast at Tiffany’s rồi.
– Hi hi Mình đùa thôi. Ngọc Trinh trả lời.
Dòng sông nước chảy êm đềm và bao cảnh vật nơi đây thanh bình trang nhã, như đưa hương vào lòng họ. Một sáng sớm trong lành và thơm khiết ôm lấy hai tâm hồn, của hai người bạn thật lâu họ mới gặp lại */.
TTHT 2014
Mấy hôm nay người hơi mệt, không vào trang, sáng dậy sớm vào trang đọc Ngỡ Nhàng Màu Phai của HT,( truyện dài mà phải đọc đến 3 lần.)Quả là HT rất đạt trong dàn dựng truyện, luôn lôi kéo người đọc vì truyện thường éo le, gay cấn,và kết thúc truyện rất có hậu khiến người đọc thỏa mãn thở phào nhẹ nhõm. (nói chung truyện của HT thường là vậy) nhưng Ngỡ ngàng màu Phai của HT lần này lại bắt người đọc tự suy nghĩ kết thúc câu chuyện? trong trường hợp này rất có lý… Chúc mừng Hiếu Thảo nha
Thanks chi XH. Ngày xưa em có tình yêu với một hoạ sĩ.Kỷ niệm cũng đong đầy.. Sau em vào Nam lấy chồng và đi Mỹ… Còn lại là hư cấu nhìn chung quanh cuộc sống.hơi thở cuộc sống mà viết .Thanks chị…Chị đọc ba lần thích chi tiết nào nhất he he! câu văn nào nhất? . Thường thì con em đọc truyện một tác phẩm đi thi họ ra một trăm câu hỏi ,Đôi lúc có câu hỏi như vậy…. và mình trình bày…. Chúc vui nha!
Ngọc Trinh nầy có dúng nàng Klon hông dzị HT ?
NT không giống nàng KLon đâu.Ngọc Trinh là người kinh.KLon là dân thiểu số. nhưng giống cả hai đều đẹp .nhân hậu và nội tâm, tâm linh rất tuyệt hehe!
Một câu chuyện thật hấp dẫn ! Dù éo le nhưng vẫn có hậu hén Hiếu Thảo! Chúc vui và trẻ đẹp mãi nha Thảo thân thương của Meo!
Mèo ơi ,thích Người Tây Sơn quá mới viết xong “Người Tây SơnTháng rồi.. Truyện Thảo bao giờ cũng có chút người này, hay người no “Nắm, thấy, bắt” từ bạn bè hoặc quê hương họ,hoặc mình… Thích viết kiểu vậy đó .Gần gũi gắn bó mà ghi dấu lịch sử đó nghen ! hehe….
NGày nào về sẽ đến Tây Sơn để thẩm định hiihi
Tây sơn ngày nay có gì lạ…..
Dzệ có …hình ảnh Meo trong..Người Tây Sơn….hông hè? Phả dễ ..sương mí thít à nha!Khi nào dzìa nhớ ghé TD ghé Meo nhen HT iu dấu? Chờ đóa!
Chắc có đó ,Cô gái Tây Sơn đang nón loại xịn , tên Mận chê Ngọc Thể có gì đẹp? Lại gái cho chồng mà Tùng còn yêu .Nhưng họ yêu nhau trước kia mà. Đùa cho vui nha hihih.về VN mà không đến Tây sơn coi như HT sẽ thiếu sót lớn đó hihih.
Hì hì ,,, ận CV quá nên vào trễ,,, mà nhờ vào trễ nên thấy được Hiếu Thảo giải thích câu chuyện thật là éo le mà lại hấp dẵn , chớ không thôi thì chắc đọc 1 lần cũng chưa thể nào hiểu nổi Ngọc Trinh sẽ quyết định như thế nào đó,,, thanks HT !
THeo ý tưởng Thảo viết là không thể đó vì nhân vật nữ của Thảo luôn tinh khiết và cao đẹp . Quá khứ đã đi qua. Lê Thăng đã có vợ ,Dù vợ Lê Thăng là thủ phạm hại giết chết mối tình của họ…. Truyện Thảo thường vượt lên nỗi đau và cái tâm ,còn thường thì nghĩ sao cũng được…. TRời cho Thảo hai lá bài trong một truyện này…
Mỗi cuộc đời chúng ta là những dòng sông, không dòng song nào giống dòng sông nào. Người thì rơi vào dòng sông đẹp như thơ mộng, người rơi vào dòng sông bình thường, hay rơi xuống dòng sông đục ngầu hay xám xịt, trăn trở như kiếp người trôi qua. (TTHT)
Đúng y boong đó người đẹp đa tài ơi!
Tình tiết thật hấp dẫn người đọc. Cứ thế mà tiến tới nhé nàng.
Thanks nhà thơ kiêm diễn ngâm.Trích những câu cuối truyện .Đúng đời như thế SS chấp nhận thì hẳn không sai lý luận phải không?
giờ thì anh đủ kết luận là Ngọc Trinh rồi, nhưng anh muốn biết nàng, chứ không hề muốn cho nàng biết anh. Tại sao Ngọc Trinh lại có mặt trên đất Mỹ? Và vì lý do nào? Nàng làm gì để sinh sống, không có nghề gì khác hơn sao? Anh nghĩ và sinh ra động lòng. Dẫu vẫn biết không nghề gì xấu. Nhưng có thể nói là nàng làm một nghề khó khổ, cực nhọc!
Lẳng lặng đi theo sau, bám sát cho đến nhà. Ngọc Trinh đã về đậu xe trong một khu Apartment loại nghèo nhất. Lê Thăng, anh càng thấy thương tâm và chua xót vô cùng!
“Chẳng lẽ người yêu anh lại khốn đốn thế sao? Chồng đâu, con đâu? ” Bất chợt anh lại nghĩ. Mà thôi anh không dám nghĩ, mà rồi anh lại nghĩ… Anh nghĩ đến một cô gái…
Đó là một cô gái bán hoa tươi. Cô gái phụ cắm hoa, anh hay tới mua trong một dịch vụ trông giống Ngọc Trinh lắm. Lẽ nào là con nàng. Con của Ngọc Trinh đó ư? Và anh lại nhớ về Ngọc Trinh với mối tình đầy kỷ niệm.(Trích)
Thân tặng đọan này cho SS đọc luôn đi.Cô gái bán hoa đó có tên JInni ,Con của Ngọc Trinh.Vì mình ám ảnh tên JInni- con của mình có đi cắm hoa mấy đợt…
Chúc vui nha!
Thật là tình tiết éo le ghê HT ơi Thật đúng mỗi cuộc đời chúng ta là những dòng sông, không dòng sông nào giống dòng sông nào.
Ừa hé ……Nhỏ hén ! Hỗng ai giúng ai hết hé !
Nếu giống thì cùng leo lên một xuồng hén Nhỏ…
Đôi lúc leo lên rầu lại leo xuống thâu SS ui
Vậy thì cứ trèo lên rầu lại leo xuống,,, cứ xem như tập thể dục hén Đào Minh Tri ?
Ừa hé Cà kê Dê Ngỗng hé ! Dzẫy là nẫu khỏi dzô gym mẫu ngày cũng phẻ phẩu hén
NHỏ ơi Tình tiết phải éo le, chứ suông đuột thì có gì hấp dẫn ,hoặc nhàm nhạt chết sao? Nhưng cuộc đời vẫn có những mảnh đời như thế. Mình coi như trải nghiệm, cách giải quyết lý luận, viết có tự nhiên không gượng ép áp đặc?…là đòi hỏi? Không biết mình thành công đến bao nhiêu phần trăm cách viết hehe?
Thật ra mình viết t/p này người ta cứ tưởng mình làm clean-up.Nhưng mình listen -lắng nghe bạn bè kể, thì mình nhạy bén ra thôi. Coi nhiều phim, nhìn thấy họ làm việc thôi hihi.
Chúc Nhỏ vui
Nhỏ ơi sao mình lại bê bối sót nhỉ.Sorry nha. Viết được câu nói đó vì mình khám phá và nhìn những dòng sông không dòng sông nào giống dòng sông nào và cũng chính câu tục ngữ “Sông có khúc người có lúc’
Phải am tường đọc sách nhiều, chín muồi mới viết ,chứ không viết khơi khơi đâu! Viết khơi khơi nhỏ đánh sao
Chúc Nhỏ đẹp…
Ngỡ Ngàng Màu Phai của TT Hiếu Thảo thật hay. HP đã đọc hai lần và vẫn chưa đoán được Ngọc Trinh sẽ quyết định như thế nào.
Mẩu truyện ngắn này dể đi vào lòng người đọc vì chắc ai cũng có chút “tình xưa nghĩa cũ” còn vương vấn trong tâm tưởng. Đặc biệt hơn nữa là người yêu xa xưa nay gặp lại.
TTHT đã tài nghệ tuyệt vời khi viết câu chuyện quá lý thú làm HP cứ đọc tới vì muốn biết tình cũ có nhập lại hay không.
Tuyệt vời. Hay lắm. Cám ơn TTHT.
Làm cho đọc giả đọc mẫu lúc mẫu khó hĩu là mới là nhà Văn lớn đóa Hoàng Phong hè ! Cám ơn Hiếu Thảo đã cho đoản truyện hay
Hehe thanks ĐMT. đã ghi tặng cho HT những câu vui….Tối nay chắc không ăn cơm cũng no hiih. Uống nước thôi …
Chúc vui!
Đào Minh Tri nói đúng lắm. Những nhà văn luôn chừa cho đọc giả một chút ưu tư thắc mắc sau khi đọc. Xin cám ơn H.Thảo và mong sẽ đọc được những tác phẩm mới của H.Thảo nhé.
Thanks HP khá khen muôi. Và hân hạnh lớn được PH đọc hai lần… Bỡi chưa ngán hương vị để thưởng thức. Mách với HP nè, định đủ rồi ,Nhưng từ ngày biết H P lại đẻ ra câu chuyện “Người Tây Sơn “. Chắc người hiệp sĩ HP này có những nét tương đồng của Tùng mình viết . Võ sĩ cao cường,đẹp trai ,hiền lành,đã phải lòng cô gái Nam Bộ. và họ sống với nhau trốn trên rừng Bình Định rất tội nghiệp. Vì Ngọc Thể là vợ Út cuả đại diện. Mời HP sẽ đón đọc.Thảo nghĩ đó là tác phẩm cuối .. HP đã cho Thảo một cảm xúc lớn !
Chúc vui nha!
Rất hân hạnh được Hiếu Thảo chọn làm đối tượng cho bài viết của Hiếu thảo. HP sẽ chờ mong được đọc tác phẩm này. Cám ơn H.Thảo.
HP đâu lúc truyện cái kết để người đọc cảm nhận .Lối viết này cũng hay, mở rộng tri thức người đọc . và cảm tình tùy theo điền vào … Thảo có 5.đến6 tác phẩm viết kiểu này. Sóng tình yêu là một điển hình luôn.