Câu chuyện y học – BÓNG MA BỆNH TIM TRÊN SÂN CỎ

THẾ NGỌC (Tổng hợp)

Năm 2009-2010 mùa bóng mới khai mạc với những trận khởi đầu như tranh siêu cúp nước Anh giúp Chelsea đoạt giải, trận tranh siêu cúp nước Ý với phần thắng vể Lazio…thì tin cầu thủ bóng đá trẻ tuổi Daniel Jacque-đội trưởng đội Espanyol (Tây Ban Nha)-đột ngột qua đời gây chấn động giới yêu chuộng bóng đá toàn thế giới.

Soccer_1

VÌ SAO DANI JARQUE QUA ĐỜI?

Trong khi đang tập huấn cùng đội bóng Espanyol thuộc giải vô địch Tây Ban Nha (La Liga) tại thành phố Converciano (Ý)  chuẩn bị trận đấu giao hữu cùng đội Bologna (Ý) thì ngày 09/8/2009 vào lúc 11g10, đội trưởng đội bóng đá Espanyol trong lúc nói chuyện điện thoại với người thân tại khách sạn đã đột ngột qua đời vì bị nhồi máu cơ tim. Dani Jarque qua đời ở tuổi 26 sau nhiều năm cống hiến cho đội bóng và mới được vinh dự trao chiếc băng đội trường thay thế lão tướng Raul Tamudo. Nguyên nhân dẫn đến cái chết được xác định là do nhồi máu cơ

Soccer_2

tim khi đang nói chuyện điện thoại với bạn gái. Đang nói đột nhiên anh ngừng nói chuyện và thảm kịch xảy ra.

HỒI CỨU BỆNH ÁN MARC VIVIEN FOE NĂM 2003

 Soccer_3

 Ngày 26/6/2003, tại giải Confederence Cup (giải vô địch các châu lục), Cameroon (châu Phi) gặp Columbia (Nam Mỹ), trong khi cả tỉ người trên hành tinh đang theo dõi trực tiếp hoặc qua màn hình trận bán kết giữa những con sư tử bất khuất châu Phi Cameroon với Columbia thì phút 72, từ giữa sân, không bóng, không va chạm, một cầu thủ Cameroon ngã ập xuống. Hình quay cận cảnh cho thấy đôi mắt anh trắng dã, bất động. Sau 45 phút, tin buồn vang ra khắp thê giới : trung vệ đội tuyển Cameroon, Marc Vivien Foé mang áo số 17 qua đời. Lúc ấy anh là cầu thủ của đội Manchester City về đá cho đội tuyển quốc gia.

Nguyên nhân đột tử vẫn còn mơ hồ và trái ngược, một số thầy thuốc cho rằng việc cấp cứu chậm vẫn còn được xem là nguyên nhân dẫn đến tử vong. BS Ateba, chuyên gia tim mạch người Cameroun tại BV  Edouard Herriot phẫn nộ “Thật không hiểu được khi không thoa bóp tim ngay tại chỗ, lại phải mang từ trong ra ngoài sân để cấp cứu”.

Nhưng một nguyên nhân nữa cũng được nói đến, đó là việc thi đấu giữa trưa phục vụ cho truyền hình toàn thế giới: trận đấu tiến hành dưới cái nóng mùa hè, và dường như Marc Vivien Foe đã có dấu hiệu bệnh trước đó (phải hủy một cuộc phỏng vấn truyền hình vì mệt mỏi), nên nguyên nhân chính nhiều khả năng chết vì tiền sử bệnh tim mạch.

Harry Redknapp từng là HLV của Vivien Foe tại Anh cho biết: Ban đầu chúng tôi thấy trái tim của anh hơi to nhưng tham vấn ý kiến các chuyên gia tim mạch thì được biết rằng đó là chuyện bình thường của các cầu thủ châu Phi nên việc ký kết hợp đồng có thể được tiến hành…

BẢNG TỬ THẦN CÁC CẦU THỦ CHẾT VÌ BỆNH TIM MẠCH

Trong khi thi đấu, nhiều cầu thủ đã ngã xuống vì bệnh tim mạch như Paulo Serginho (Brasil) ngày 27/10/2004 do bệnh to tim, Youssef Belkhouja cầu thủ Marốc đột quị trên sân cỏ trước khi qua đời. Cách đây 2 năm, ngày 25/8/2007 trong trận đấu mở màn La Liga giữa Seville gặp Getafe thì Antonio Puerta bất ngờ gục ngã trong vòng cấm địa. Sau 3 ngày cấp cứu anh đã qua đời để lại vợ và đứa con mới sinh

BỆNH TIM MẠCH CŨNG KHÔNG “BỎ QUÊN” HLV BÓNG ĐÁ

Tại giải Ngoại hạng Anh, nhiều huấn luyện viên đã đột quị vì căng thẳng giữa hoặc sau các trận đấu:

-Graeme Souness là HLV đội Blackburn Rover năm 1992 đã phải nhập viện vì 3 cơn đau tim trong các trận đấu đối kháng căng thẳng của FA Cup.

-Barry Fry : 3 lần trải qua các cơn đau tim khi làm HLV của đội Peterborough và đội Wimbledon.

-Joe Kinnear : Tháng 3-1999, HLV đội bóng Wimbledon được tức tốc đưa nhập viện vì lên cơn đau tim khi đang khởi động trong trận đấu gặp Sheffield Wednesday.

Ngoài ra người thường xem đá banh không thể không nhớ đến cơn đột quị diễn ra trên sân cỏ của Jock Stein, HLV đội Scotland trong trận tranh vòng loại World Cup 1986 với đội tuyển xứ Wales diễn ra tháng 9-1985 : ông đột quị ngay giữa trận đấu phải nhập viện khẩn cấp và Alex Ferguson (HLV MU hiện nay) tạm quyền chỉ đạo đội Scotland cho vòng chung kết 1986.

-Gerard Houllier: Trước đây vài năm, người ta tưởng Gerard Houillier, lúc ấy là HLV đội Liverpool, đã không qua khỏi vì  bị một cơn đau tim đột xuất phải nhập viện khẩn cấp, chịu phẫu thuật tim do phải chứng kiến trận đấu của Liverpool với Leeds năm 2001. Sau 11 giờ nằm trên bàn phẫu thuật, ông nghỉ ngơi suốt 5 tháng và sau đó trở lại tiếp tục công việc.

-HLV Ferguson đã phải nhập viện tại Manchester do nhịp tim tăng lên từ 140 đến 240 nhịp trong một phút so với người bình thường và phải lắp máy trợ tim. Bệnh tim của ông là tim đập nhanh vùng tâm thất (SupraVentricularTachycardia=SVT) dẫn đến rối loạn nhịp tim làm tim có thể đập đến 150-200 lần/phút thay vì 70 bình thường.

Soccer_4

Khi chiến thắng, HLV là anh hùng như “Vua Otto” (Hy Lạp) còn khi thất bại, HLV là kẻ tội đồ như Santini (Pháp). Nên HLV bóng đá thường dễ bị đau tim cũng là điểu dễ hiểu…

ΦΦΦ

23 bình luận

Filed under Nghiên cứu, Tác Giả, Thế Ngọc

23 responses to “Câu chuyện y học – BÓNG MA BỆNH TIM TRÊN SÂN CỎ

  1. Sầm A Pó

    Có vẽ lạc đề nhưng biết anh Thế Ngọc quan tâm… nên chuyển nhờ anh cho ý kiến
    http://baoduhoc.vn/bai-viet/19945/ky-la-loai-nam-tan-cua-nat-nha-tren-dinh-tay-con-linh.bdh

  2. Anh Thế Ngọc,
    Qua câu chuyện anh kể, sau nhiều đêm suy nghĩ, Nguyet Van cũng chỉ rút ra một kinh nghiệm ” không nên giao tiếp,chuyện trò với gái” qua đt anh ạ ! chỗ này NV đồng tình với NT đó ! Và không phảí chỉ hai tụi mình mà kể cả các anh cũng rút kinh nghiệm vì đây là chuyện “người thật việc thực” dám hỏng tin hôn ?!…

  3. Trúc Sơn

    Trường hợp chàng Cầu thủ Vivien Foe của Cameroon là bi thương, là đáng nói nhất. Sau đó Báo chí có hé lộ thì Vivien Foe thực ra đã có dấu hiệu không bình thường về tim mạch, mà cà Cầu thủ lẫn CLB sử sụng Cầu thủ đều vì “lợi nhuận” mà tế nhị cho qua!
    Anh Thế Ngọc ơi, còn quí vị Huấn Luyện viên thường đều đã có tuổi, họ lại sống với trò chơi kích động mạnh nên con tim nào chịu cho nổi?!… Nói tới đây, tự nhiên tui lo cho anh Thế Ngọc ghê gớm! Là dầy: Thâu, có tuổi rầu, dòm ngừ mà nghĩ đến ta, đững “lao động” cái gì có “cường độ cao” nghen anh? Quy hỉm!!!…hà hà

    • Thế Ngọc

      Mới sáng đầu tuần mà đọc cái “còm” của Trúc Sơn bỗng phì cười vì câu nhắn nhủ “đững “lao động” cái gì có “cường độ cao” nghen anh” chắc phải nhờ NT giải thích “lao động” cái gì có “cường độ cao” là cái…gì nhỉ? Khó hiểu quá.

      • Trúc Sơn

        hê hê… anh Thế Ngọc trả lời kỉu chém dè ta ơi !!!
        NT đâu hè? Cắt nghĩa hai mớ chữ đóng trong ngoặc ” dùm chút. Theo kỉu mỏng mỏng hay dày dày cũng được, miễn sao trói chặt đừng để quynh Thế Ngọc trẩn như lươn là được…hà hà

        • Nguyên Thủy

          Anh Thế Ngọc ui…
          Ý anh Trúc sơn là nói về dạng lao động mà nhịp tim lên cỡ 100/phút trong khi tần số dao động cơ thể thấp hơn nhiều…Wi hĩm…nên tránh giúng như ảnh dzẫy đó….bi giờ lao động nhe không hà…

  4. Tran Trung Trinh

    Mời anh Thế Ngọc và các bạn có thể tham khảo thêm ý nầy
    http://doisong.vnexpress.net/tin-tuc/gia-dinh/dan-ong-ngoai-tinh-de-bi-nhoi-mau-co-tim-2307469.html

    • Thế Ngọc

      Cám ơn Trần Trung Trinh. Đọc xong thấy…sợ quá! Ngoại tình dễ bị nhồi máu cơ tim còn chung tình thì dễ bị…tai biến mạch máu não. Cả ngoại tình lẫn chung tình đều viết thành câu chuyện y học được phải không các chàng?

  5. Trước những trận đấu quốc tế, các cầu thủ, đấu thủ thường phải tập ráo riết nhiều giờ mỗi ngày trong nhiều tháng. Tập quá nhiều lao lực trong nhiều năm. Vì vậy những cầu thủ có bịnh tim di truyền từ ông cha dể bị phát tác vì quá lao lực. Tim bị ép sử dụng quá nhiều.
    Có trường hợp khác, những cầu thủ này bị ở trong trại huấn luyện nhiều tháng không cho thoải mái nên cơ thể và tinh thần rất dể bị bức xúc. Vì vậy khi nói chuyên phôn với bạn gái bị lên cơn bức xúc mạnh quá tim chịu không nỗi nên tiêu luôn.

    • Thế Ngọc

      Vấn đề Hoàng Phong nhắc đến lại nằm trong lĩnh vực hiện còn đang được tranh luận, đó là vì sao Asiad đang diễn ra lại phát miễn phí nhiều ngàn bao cao su tức các scandal sex trong các dịp world’s Cup hay thế vận hội, Á vận hội…

  6. Thế Ngọc

    Nếu nói đến chuyện cá độ thì không còn là câu chuyên y học nữa mà trở thành câu chuyện hình sự mất thôi, vượt khỏi khả năng hiểu biết của người viết.

  7. Nguyên Thủy

    “…Nguyên nhân dẫn đến cái chết được xác định là do nhồi máu cơ tim khi đang nói chuyện điện thoại với bạn gái. Đang nói đột nhiên anh ngừng nói chuyện và thảm kịch xảy ra…”
    Theo như tường thuật này…ta không nên noái chiện dzới bạn gái qua điện thoại..?

  8. Nguyên Thủy

    Cảm ơn anh Thế Ngọc đã kể lại những ca đau tim của các cầu thủ và HLV..Nhưng còn những ca đau tim ngoài sân cỏ khi cá độ còn “kinh” hơn nữa ..Chắc anh wên..?

    • Hê hê ,A Thề Ngọc ơi ,cảm ơn a về câu chuyện bóng đá này nha ,Bóng đá thì có muôn vàn câu chuyện mà câu chuyện a kẻ rất dặc biệt ,cảnh báo cho các bạn u60 như chúng ta kg nên nói chiện dí bạn gái khi thấy trái tim mình hơi có vấn đề angocj hén ,,Thủy cũng nhớ đó nhen ,coi chừng nhồi máu cơ tim là khổ lắm dó nhen Thủy ui ,,Hê hê ,Cảm ơn a Ngọc đã cho một kinh nghiệm hữu ích nhen ,.Chúc a khỏe ,..Thân ái ..

Hãy gởi những lời bình luận thân thương đến với mọi người.

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Twitter picture

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Twitter Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.