Nguyễn Huy Cường
Vài năm trước, tôi ngỏ ý muốn mời một vị về làm phó giám đốc cho công ty của mình. Vị này được tiến cử bởi một nhân vật lớn, được đảm bảo là một người có tài, có tâm mà công ty rất cần, sẽ là người thay mặt giám đốc ở những nơi cần ăn cần nói, cần năng lực “ngoại giao” của ông ta. Sau nửa giờ tiếp xúc con người bặt thiệp kia, tôi đã biết là tôi và người giới thiệu đã không nhầm, ông ta rất cần cho công việc chung.
Nhưng sau khi biết nhiệm vụ chính sẽ được giao, ông khách uể oải trả lời như một sự thất vọng rằng, ông ta có thể đảm đương một việc khác chứ cái món “ngoại giao ngoại thớt” thì… xin kiếu…! Khi tôi gạn hỏi thì ông ta thẳng thắn trả lời: “Nếu muốn tìm một vị trí như thế, không cần một người thuộc diện kinh bang tế thế, mà hãy tìm một người biết… nhậu. Có nghĩa là nhậu ngày nhậu đêm, nhậu liên chi hồ điệp, nhậu xả láng, nhậu chết thôi!”
Thấy tôi ngạc nhiên, ông ta chỉ thẳng vào mặt tôi cảnh báo: “Và ông nữa nếu muốn làm một doanh nghiệp thành đạt mà thấy nói đến nhậu cứ trợn mắt lên thì e rằng không đặt chân lên “chiếu trên” được đâu!”
Chia tay anh bạn, tôi mang mang cảm xúc khá phức tạp về cái sự nhậu. Nhưng điều day dứt nhất là câu nói cuối cùng của người bạn. Chẳng lẽ ở “chiếu trên” thật vậy hay sao?
Thực ra, dù ông bạn tôi đã nêu được cái ý đúng nhưng không hoàn toàn chính xác. Có lẽ, trong cái nghiệp viết lách của mình, tôi chưa thực hiện một đề tài nào thuận lợi về đề tài này: Nhậu!
Người ta nhậu ở mọi nơi, mọi lúc. Chiếu trên nhậu, “chiếu dưới” cũng nhậu, không có chiếu cũng nhậu. Xin bắt đầu từ cái mặt bằng này.
Bạn tôi, vài tháng trước đã gặp tôi với lời khẩn cầu cứu giúp khi có một cô em gái, vì hoàn cảnh, vào thành phố Hồ Chí Minh mà chữ nghĩa có hạn, vốn liếng không bao nhiêu. Vào luc tôi chưa lịp “giải vây” cho bạn, ai đó đưa ra một sáng kiến: Khó gì, kiếm vài cái ghế, dăm cái bàn, đôi lọ rượu, mấy món mồi bình dân khắc kiếm được cơm nuôi con.
Hôm nay, bạn tôi thông báo cho tôi, giọng hồ hởi: “Sống được rồi. Không ngờ ở cái khu bình dân này mỗi ngày cũng “đi” được đôi chục lít, vài can bia rẻ tiền. Em nó cũng kiếm được trăm hơn trăm kém”. Khi được hỏi về một nét gì đó có thể phục vụ cho bài viết, mắt anh bạn sáng lên: “Nhiều, nhiều lắm!” Và anh cho một ví dụ. Ngày anh khai trương, một vị khách mời nhìn quanh quất rồi hỏi: “Gia chủ chưa đóng đinh lên tường à?” Tôi hỏi đóng đinh làm gì. Ông ta nói để treo áo, đồng hồ, thậm chí cả điện thoại di động, sổ hộ khẩu, chứng minh thư của dân nhậu khi không có tiền… Về sau, tôi biết ông ta đúng.
Bất giác nhìn lên tường, tôi ngạc nhiên thấy thật sự là ở đó, còn có một dãy đinh. Điều thứ hai anh ta nói: “Ngày mới bán hàng, rất mong kỳ lương. Nhưng dần dà về sau rất sợ ngày này. Ngay như mấy anh lính một đơn vị gần nhà. Mỗi kỳ lương có nhiêu đâu. Chỉ tròm trèm vài trăm ngàn bạc cho đủ thứ cần chi tiêu. Nhưng bạn cũng cứ làm một chầu xả láng cho chết mẹ thằng-tây-đi (!). Đến nỗi có anh uống xong không trả tiền, cũng không về, lăn ra sàn ngủ. Và nửa đêm, hô cả nhà dậy tập họp! Báo hại cả nhà thức một đêm xoa muỗi đốt để… coi khách.
Một lần, tôi cầm lái chiếc xe hơi theo một đội công tác của một ngành hành pháp, lên một huyện phía Bắc Sài Gòn hơn một trăm km theo yêu cầu của người bạn khả kính, một chức trách có hạng. Công việc sắp xong thì tình cờ phát hiện thấy “đối tác” có một người quen đã từng “vào bia ra rượu” trong một khóa học chung ngoài Hà Nội. Thế là độ nhậu được gầy và cuộc vui kéo một lèo đến gần sáng hôm sau.
Chia tay lúc hai giờ sáng, xe chạy từ Ngã tư Ông đồn về đến quận 12 thì gần sáng, anh nào anh nấy mệt rã rời, muốn ngủ gục ngay thì Sếp lớn chợt nhận ra một điều là đã bỏ quên cái “ca tap” ở quán nhậu. Tôi đổ mấy ông khách vội xuống rồi tức tốc quay trở lại quán.
Gặp tôi bà chủ trẻ tuổi hồ hởi đưa cặp da với câu xã giao “ở đây chuyện này xảy ra hàng ngày hà!”.
Gần tám giờ đem “chiến lợi phẩm” về đến nhà, Sếp hoàn hồn , vui ra mặt đón lấy “vật bất li thân”, mở ra xem có mất mát thứ gì thì không thấy mất gì mà còn có thêm cả một …khẩu súng!
Thì ra cái cặp của Sếp đã bị một anh khác cùng cảnh ngộ cầm nhầm khi say xỉn. Cái cặp tôi mang về là của một vị Kiểm lâm nào đó bỏ quên!.
Phải mất một ngày sau, sau khi truy tìm lại qua các thông tin, tài liệu trong cặp hai khổ chủ mới thực hiện cuộc “trao đổi tù binh” xong xuội!. Nhậu ơi là nhậu!.
Một lần khác về Tây đô công tác, tôi hào hứng mong đến xứ gạo trắng nước trong để ngắm nhìn cho thỏa mắt khi lần đầu tiên về một vùng đất mới. Nhưng vào lúc năm giờ chiều, sau khi “kính thưa”, tỉnh mời bữa cơm thân mật. Miền Tây long trọng đón khách bằng hải sản loại nhất và tình cảm nồng hậu hết chỗ chê.
Về đến khách sạn, mau mắn thay cuốn phim chụp, tính ra chợ nổi làm vài “pô” thật ra dáng Tây đô thì phó đoàn có lời mời về nhà ông ta ở gần đó. Phần vì nể, phần vì đàn em không đi sao đặng, vào “hiệp hai”. Mặc dù rất sốt ruột, nhưng sáu vị tiêu thụ hết ba thùng bia, gần hai chục con chim om nấm, một nồi lẩu kiểu “Thạch Sanh” càng ăn càng đầy. Lúc về đến khách sạn đã là mười một giờ đêm. Mọi ý định lãng du miền Tây thơ mộng tắt ngấm, cái thèm nhất là giấc ngủ, tôi có cảm giác nếu chậm mươi phút nữa là gục trên xe!
Vậy mà chưa hết nợ! Số là trong số khách của đại hội chiều nay có một vị chức sắc đang thành đạt, vốn là học trò của trưởng đoàn, đã chờ sẵn ở khách sạn. Và lẽ đương nhiên “phi hành đoàn” chúng tôi bay về quán lẩu mắn Thiên Lý, nơi được người mời thuyết minh là nếu chưa đến coi như chưa biết… Cần Thơ!
Có một nhà hiền triết nào đã nói một câu hết sảy: “Chỉ khi lâm vào cảnh ngộ khó khăn, người ta mới thể hiện rõ năng lực chịu đựng và trí tuệ của mình”. Có lẽ tay tổ này đã nói sau khi phải “chinh chiến” qua những đêm như đêm nay của chúng tôi. Nhưng, nó chỉ đúng được đến chầu “trăm phần trăm” thứ ba. Trong đám nhậu, ai đó đã đổ từ cổ họng ra sàn nhà tất cả các thứ đã được cho vào.
Tôi hơi ái ngại, ngượng cho bạn, vừa lo cho thân phận mình. Nhưng quan sát thấy tình hình “chiến trường” vẫn tốt đẹp. Không sao, cứ làm một ly nữa. Mọi việc sẽ quen dần và vui vẻ thôi. Nôn rồi lại uống, không ai chấp, chuyện nhỏ!
Đêm ấy, đoạn kết ở chỗ nào tôi cũng chưa biết nữa. Thua rồi, thua thật rồi!
Vài hôm sau tình cờ tôi phát hiện trong cốp xe có một cái hóa đơn của Thiên Lý ghi cho tám khoản chi: Khoản ăn được, khoản không ăn được là hai triệu hai trăm lẻ bảy ngàn đồng. Còn khoản hai chục là coi xe thì không phải ghi vào đó.
Chuyến công cán chấm dứt. Những gì tốt lành nó mang lại cho đời thì còn ở tương lai. Riêng khoản nhậu, kể cả ta chiêu đãi bạn, bạn mời ta, tất cả đã ngoan ngoãn đóng góp cho hệ thống nhà hàng không ít hơn tám triệu! Lớn hơn mức lương chính của bốn thành viên trong đoàn một lần rưỡi!
Tôi cân nhắc rất nhiều, không muốn viết mà rồi lại viết, về một sự thật không mấy vui. Đó là dịp lũ lụt ở miền Tây Nam bộ năm ngoái, khi về viết bài, chúng tôi chuẩn bị tinh thần cho một chuyến đi gian khó, khi tám chục phần trăm diện tích Đồng Tháp, An Giang đang chìm ngỉm dưới làn nước. Nhưng tôi đã lầm, ở đây đó, ngay cả những nhà hàng bị nước vây bốn bề rất chi là thơ mộng này, dễ nhận thấy những cuộc vui nhậu rất vô tư kéo dài như vô tận. Thực khách là những ai? Khi cả nước đang cấp tập gửi hàng cứu trợ về đây, có những người ái ngại: “Không khéo lá lành lại đùm toàn lá… đẹp cũng nên!”
Tôi hỏi thăm người bạn về cái địa danh được ghi trong giấy mời chiều nay: Làng nướng Nam bộ. Người được hỏi cười ầm lên: “Quê quá rồi ông ơi. Cái Sài Gòn này bây giờ biết bao nhiêu là Làng nướng Nam bộ. Có lẽ không lâu sẽ có Làng nướng Bắc bộ, Trung bộ, rồi thì Lang luộc Thanh Hóa, Làng kho Thái Bình nữa cũng nên. Ít ngày sau, ở quận Ba, qua quận Bình Thạnh, tới Tân Bình, ở đâu cũng thấy người ta “giữ vững bản sắc dân tộc” bằng cách không chơi kiểu Tây nữa, kéo làng kéo xã lên thành phố mà nhậu. Có lần tôi đã đem cái vốn toán kinh tế ra để nhìn cái vấn nạn thơm tho, êm đềm này mà đâm phát sợ!
Gặp gỡ: nhậu. Nhận bằng cấp: nhậu. Mua xe mới: nhậu. Lấy vợ: nhậu. Bỏ được vợ: nhậu. Làm xong được cái “hợp thức” nhà: nhậu. Đón được đoàn thanh tra: nhậu. Tiễn được đoàn mà vô sự: nhậu! v.v… nghĩa là có thể nói mà không sợ hàm hồ: Một phần ba năng lực kinh tế, thời gian, không gian của toàn xã hội là dùng cho việc nhậu.
Bởi sự lên ngôi của mình như vậy, nên nhậu đã vươn lên thành kỹ nghệ. Ngay ý nghĩa văn học của từ nhậu cũng đã âm thầm thay đổi. Nếu quí ông nói: “Chiều nay bà ăn cơm trước đi, tôi phải đi nhậu với bạn” thì cũng có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. Những tài khoản được ghi tên là: chi chiêu đãi, chi giao tế trong bảng kết tóan ở các công sở, cũng nên hiểu cho thấu đáo hơn. Có thể rất thú vị, cũng có thể dẫn tới những bi kịch.
Một tay tài vụ ở một xã miền Tây Nam bộ, giờ đã ngồi trong nhà đá vì thâm lạm công quỹ. Nhìn gia cảnh bấn bách của anh chàng này có ai nỡ ngờ anh ta khui tài sản XHCN về cho vợ con được, đó là sự thật. Có một sự thật khác là khi cầm tay hòm chìa khóa, sếp bảo chi cho những dịp tiếp đón quan trên chức dưới, anh ta dễ dãi làm theo. Khách ba nhà bảy, dại gì không chi. Nhưng khổ nỗi một ngày đẹp trời kia, sếp bỏ anh đi trước vì một vi phạm khác. Còn anh, mặc dầu rất thành khẩn mà không thể nào giải trình cho cơ quan công an tường tỏ hàng chục loại chi tiêu mà không hề có trong thuật ngữ tài chính!
Một lần tiêp khách ở ngoại quốc, người đối diện hỏi tôi về một nét gì đó mang đặc điểm Việt Nam. Tôi đang định nói về cái huyền ảo của tà áo dài Việt Nam thì anh bạn ngồi cạnh, vốn vừa ở Việt Nam về, giơ hai ngón tay lên cướp lời: “Xe moto và Nhạu!” Anh ta nói hơi ngọng nên khổ cho tôi. Bạn hỏi lại cho rõ. Tôi đành phải giải thích cặn kẽ Nhạu là… ăn, uống!
Cô bạn Tây ngạc nhiên: “Nếu ăn nhiều, tầm vóc các bạn phải lớn chứ đâu như thế này”. Tôi đâm ra bí, không biết giải trình thế nào đây. Nếu ăn thì có gì để nói. Chả lẽ lại nói về nhậu bằng hình ảnh thật nó, như cái đêm ở Cần Thơ thì thật là…
Không ngờ, cô bạn kia lại rõ mọi chuyện. Có lẽ anh bạn của cô đã nói lại hay sao mà trong dịp sang công tác kế theo đó, mỗi buổi sáng, sau khi thống nhất chương trình làm việc, cô trịnh trọng thông báo: “Trưa nay đoàn chúng tôi không dự “nhạu”. Chúng tôi rất ít thời gian. Chúng tôi đã có “pasfood” xin các bạn thông cảm”. Có lẽ cô đã hiểu rất rõ về… nhậu! Cũng rõ rằng, nhậu trở thành điểm khu biệt giữa ta và thế giới. Nó rất xa lạ với thời đại computer và cơ khí chính xác.
tất thảy những ai ở hà Nội, Sài Gòn và các vùng phát triển khi đi dự tiệc cưới đều nhận thấy, chỉ đến món thứ tư gì đó là cái dạ dày buốn vỡ ra rồi và khi người ta mang ra một cái lẩu hải sản thật ngon, thật lớn ra thì có người đã bỏ về.
Bước tiến dài từ thời phải dùng tem phiếu mua lương thực đến việc đổ bỏ một nồi lẩu trị giá đôi trăm ngàn đồng thực sự đã là một bước lùi đáng kể của văn minh, văn hóa!.
Nhậu rõ ràng là một cái gì ít văn hóa, có thể gây phương hại cho sức khỏe, cho kinh tế, cho hạnh phúc gia đình, cho kỷ cương xã hội và tiêu tốn một khoản không nhỏ kinh phí nhà nước thì hẳn nhiên nên xem lại, phải xem lại.
Lời bình của nhà tác giả.
Nội dung trên đây là bài tùy bút của tôi in trên báo Văn Nghệ TP HCM năm 2001.
Cho đến nay, không khí nêu trong bài viết thực chất không thuyên giảm mà có chiều hướng ra tăng.
Về phương diện trưởng thành, nếu “biết” nhậu sớm, “trưởng thành” trên bàn nhậu, có “đai đẳng” trong làng nhậu sớm chừng nào thì sự nghiệp sớm tiêu chừng đó, là một thực tế khá phổ biến.
hôm naygửi lại bài viết này tại đây, như một lời cảnh tỉnh vui vui với giới “ba say chưa chai” . rất vui nếu được chia sẻ.
ΦΦΦ
May quá ..em không biết nhậu
Minh Nghuyệt không biết nhậu thì sẽ khôg được anh Huy Cường nhận làm phụ tá giám đốc ,,, hic hic hic
wan hô dzì Minh Nghuyệt hổng biết nhậu ..wan hô…
TD wan hô vì Minh Nghuyệt không được mần chức phó giám đốc (dzô) hả…
Sao chị Gấu cứ nói trúng những điều em si nghỉ dzị ta???
Ca dao của Hũ Chìm Hũ Nổi
Một xị giải phá cơn sầu
Hai xị mũi chảy đầy râu
Ba xị nằm đâu ngủ đó
Bốn xị cho chó ăn chè
Năm xị làm xe lội nước
Sáu xị vợ rước về nhà
Bảy xị ông bà chửi nát
Tám xị ra đống rác nằm
Chín xị thăng lên băng ca
Mười xị đem ra nghĩa địa
E hèm , anh tucumi ké thơ của Hũ Chìm
Anh Huy Cường viết bài này rất hay…Nhiều chi tiết thực tế với giọng văn dí dõm lôi cuốn người đọc từ đầu đến cuối.
Thỉnh thoảng nhậu với bạn bè là một thú vui…Nhưng nếu cứ mỗi 3 giờ chiều, cả nước đi nhậu …thì đó là quốc nạn rồi..!
Cảm ơn anh Huy Cường đã chia xẻ…bài viết như một lời cảnh tỉnh thói quen nhậu tới bến…
Huy Cường recomment xong bị lỗi, enter cũng không lên, có luc được lúc không có lẽ tại mạng.
Xin gửi lời cảm ơn chung tới Quý bạn và tình cảm thân thương khi hoà nhập trong đại gia đình chúng ta.
Chúc anh chị em luôn vui khoẻ, hạnh phúc.
Cứ mỗi 3 giờ chiều, cả nước đi nhậu …cũng đỡ NT ơi ,,, đàng nấy mới có 9 giờ sáng mà nhậu khắp nơi đó mí dzui chớ !
Vấn đề này nên hỏi Hủ Chìm Mỹ Thắng
Chọc quê Mỹ Thắng à…
Hì hì hì ,,, chọc quê Hũ Chìm đóa Tùng Hoàng Thiên à ,
Không…chọc cũng chìm mà..hà…hà…hà…!!!!
Bài “Nhậu,êm đềm một quốc nạn “của anh Huy Cường thật sự đang là một vấn đề nhức nhối hiện nay ở Việt Nam.Nó chỉ có chiều hướng tăng chứ không hề giảm..Biết bao nhiêu thảm cảnh do bia rượu gây ra thật đau lòng
Đây là một thực trạng rất đáng để suy ngẫm
Cám ơn anh Huy Cường ,Chúc anh vui khỏe ạ !
Noái chi tới chiện nhậu.
Hầu đó tucumi tui đến “cửa công” xin giấy chứng nhận gì đó. Thằng bạn bày tui: “Nhớ, đững quên đem theo gói thuốc nghen mạy!”. Tui nghe lời. Đến “cửa công” gặp hai ông “bạn dân”, tôi xé gói thuốc Song Long rồi chìa ra kính cẩn mời hai ổng. Một ông kẹp điếu thuốc giữa ngón giữa và ngón trỏ, ổng quay ngược quay xuôi điếu thuốc rồi hỏi ông kia : “Đầu nào đốt, đầu nào bập đây mày?”.
À, thì ra nẫu muốn loại “có cán” Capstan mà tucumi tui thì thuộc loại mạt rệp, tiền đâu mua “cán”.
Bây giờ thì VN tiến qua giai đoạn “có cán” hay không cán rồi Tucumi ạ! . Bây giờ dùng số tài khoản.
Hì hì hì ,,, phần tui chắc là quê mùa hơn nữa nên hơi théc méc loại “có cán” là loại gì vậy anh tucumi ?
Lúc đó VN chưa xài thuốc lá có đầu lọc. Chữ “cán” chỉ loại thuốc có đầu lọc, là loại sang, Cà Kê De Ngỗng ạ!
Úy cha ơi, sao nẫu dùng từ “LẠ” không dzậy trời ?
Hèn gì… Nay “Ta” cái gì cũng nhứt, “nhức” hơn thiên hạ đó.
Đã nói là “Ta” bi giờ là “Đỉnh cao trí tệ” mờ ,,, ba cái dzụ nhứt, “nhức” hơn thiên hạ ăn nhằm chi anh tucumi !
Biết rầu… Thấm rầu…
Hổng thấy đàn anh mới bắn mấy phát nẫu ca lên tới mây xanh đó na…?
Í quên… Xin lỗi… tucumi tui đến “cửa công” gặp hai ông “đầy tớ nhân dân” chớ không phải hai ông “bạn dân”.
Anh Tucumi tả cảnh đầy tớ cầm mà hổng biết bập …thiệt là hay á…
Thấy “ông đầy tớ cầm mà hổng biết bập” là tucumi tui biết rằng thì là cái giấy chứng nhận mà tui xin đó còn phia lắm tui mới rớ tới được.
Anh Huy Cường làm G nhớ lại cái hồi xa xưa….vì không biết nhậu nên cái danh nghiệp “nhỏ và vừa” của G nó cứ bị từ thua tới thua không thôi…
Hi..hi…Nhỏ…vừa..nàm xao thua được…Dễ luồn lách hơn í mà..?
Gấu ạ..lúc này đỡ hơn rồi…nếu phong bì dầy hơn!
Đến lúc đỡ hơn thì ta cũng đã già mất rồi…
Sang năm có dịp anh HC qua Canada, tranh thủ ghé đến nhà Thắng sẽ lo cho anh “NHẬU – ÊM ĐỀM” nhưng không bị cho là QUỐC NẠN nghe !
Nếu như mà tháng sau G cũng qua Canada thì có được nhậu êm đềm không dzẫy hén…ủa…wuynh MT dọn nhà qua Canada hầu nào dzẫy…
Wa rầu sẽ biết đó mờ…
Gấu qua Canada thì nói lão Từ chở G vượt biên qua bên Mẽo đến nhà Thắng “NHẬU – ÊM ĐỀM” chớ MT đâu có trốn đi quân dịch đâu mà dọn nhà qua Canada hè …
Gấu qua thiệt hông dzậy, có qua thì mình xin được làm…tài xế nhen.
Mún đi đâu thì đi, wéo cầm wá xá wà xa..!!
G nói giỡn chơi thôi anh Từ ơi…chứ mần sao mà đi qua tuốt bên Gia Nã Đại được…
Hì hì ,, London mà Gấu còn đến được , Gia Nã Đại có xa chi mấy mà tuốt hè ?
Rầu…để G kím đường binh mới được…nhưng nhớ cho G nhậu êm đềm dzí đó nghen… 😆
Nhậu êm đềm là nhậu xong hổng đuợc lấy cell phone của ngừ ta hát cháy máy hén Gấu ?
Hâhhahaha…nhưng nhờ dzẫy mới có “Ngả sầu đêm trăng” mới có Người Xưa chứ…
Ờ hén, Gấu hến ?
Năm tới G qua Houston với mọi người được không?
“Tháng 6 trời mưa trời mưa không dứt” đấy, nhớ nhen.
Sướng rồi! Mỹ Thắng thì vui. Mỹ thua thì buồn. Hy vọng sẽ được nhậu bên tán lá phong!
Anh Huy Cường đến nhà Mỹ Thắng , hy vọng Tào Lao sẽ ghé đến diện kiến và làm vài chai với anh nghe…
Được gặp Tào Tháo thì buồn nhưng gặp Tào Lao thì vui hết biết !
Hi…Hi…bên Boston cũng có..lá phong đó A Huy-Cường.
Wã wã, lá phong là gì vậy anh HC & Từ mạnh Long ?
Cái lá wen thuộc dzẫy mà wên mất na..?
Cái này phải hỏi Mỹ Thắng.
Nghe nói sau bảy-lăm, xã Mỹ Thắng được nẫu đổi thành xã Mỹ Thua, đúng không?
Bít chík liền á !😜
Xí… Dở ẹc!
Hì hì , nghe bà xã nói nẫu đẩu thành thua Mỹ chớ hổng phải la Mỹ Thua anh Tucumi ơi !!!
Hì hì hì,,, chức phó giám đốc nầy chắc Hũ Chìm đủ tiêu chửng làm được á !
Cứ mươi lon trở lên là làm được!
Dạ, HC làm sơ sơ được 12 chai ken đó anh Huy Cường ạ !
Răng mờ uống ít dzậy Hũ Chìm. Hèn chi chìm hén
Hê..hê..Chắc NT xin theo lụm lon …chắc kím côm cũng được..?
Cho Linh Thương theo với nguyen Thủy ơi! Đi lụm lon về bán chia hai rùi đi ăn bánh béo Tăng bạt hổ nhen
Ở Sài Gòn dân Lượm lon (phế liệu) toàn tỷ phú không đó Linh Thương à!
Hi hi ,,, nghe nói ở cái thời còn là học trò, NT thik bánh bèo ở cư xá Sư Phạm QuiNhơn hơn bánh bèo Tăng bạt Hổ đó Linh Thương à .
NT muốn lụm lon …hay lụm chai ? lụm chai sẽ được nhiều hơn lụm lon đó ,,, he he
NT tính chuyện..ăn theo coi bộ có tiền, chớ nhậu theo thì không mấy chắc là được…ÊM ĐỀM như mấy wuynh quảng cáo đâu.
Chú Huy Cường cho em làm phụ tá phó giám đốc với, vì em cũng biết nhậu nè !
ok, Mây cứ lang thang tới đây, Việt Nam là rốn bia rượu của thế giới!
Mây mà nàm phụ tá chắc nẫu bỏ bia …???
Hì hì hì ,, ,hổng lẽ nẫu bỏ bia rồi uống ,,, gì hè NT ???
NT và CKDN còm làm mình muốn bị..tẩu hỏa nhập ma lun.
Be…eh…eh..he…heeee!!!!
He he he…Từ mạnh long nhìn em MLT sao mà muốn bị..tẩu hỏa nhập ma hè ?
Tẩu hỏa nhập ma rồi còn biết gì nữa đâu!
Lúc í ca hay hơn…?
Biết hết trơn, NT thiệt là wy hỉm.
Nhậu, êm đềm một quốc nạn…. đúng thực trạng nhức nhối ở đất nước vn hiện nay….ở sg mỗi tối ra đường, chỗ nào cũng có quán nhậu và quán nào cũng đông khách… theo sau đó là rất… rất…nhiều những hệ luỵ do bia rượu đem lại… nhất là tai nạn giao thông…. LD có ông anh rể nhậu say chạy xe về tông thẳng vô cây cột điện và đi luôn… nên ấn tượng mãi….
Rất tâm đắc với bài viết này của anh Huy Cường, mong được đọc thêm nhiều bài viết nữa của anh. Chúc vui
Nhậu nhiều mí sợ, chớ cỡ 2 xị rượu gò công để giải bùa thì hổng đến nỗi chi hén LD ?
Nhiều là bao nhiêu? Hai xị mà chứa đến nỗi…eo ui khiếp quá!
Dân nhậu chỉ có giới hạn lúc đầu thôi Tào Lao ạ!. Sau đó không tính được.
Thim 5k thì có rượu pha máu dê. Uống dzô mới giải bùa hữu hiệu hơn Tào Lao ơi. Hi hi…
Hoàng-Phong đững có khoe làm cho ngừ ta thèm nghen , hầu đó sao hổng chịu nói cho ngừ ta biết hè ?
Đừng gọi là máu dê mà gọi là tiết dê nghe đỡ sợ hơn Hoàng Phong nì!
Nặng nề lắm, khi vào bệnh viện mới thấy rõ…
Cổ nhân có câu “Nhân dục thắng-Thiên lý vong”. Rượu cũng là một loại dục vọng, nó nhấn chìm mọi lý lẽ, những điều tốt đẹp Liên Dương ạ!.
A …Hóa ra cái bí mật mà anh HC nói là….Quốc nạn hen. Đọc thiệt lý thú làm Phụ nữ cũng muốn …Quốc nạn theo. Anh HC viết dí dõm vui ghê , Nhưng kinh nghiệm thực tế nhiều, đúng ko ? Thân mến.
Cũng nhiều phen lên bờ xuống ruộng rồi mới được từng ấy chữ Nhỏ ạ!
Thân chào anh Huy Cường, “Nhậu – Êm Đềm Một Quốc Nạn” là một đề tài đúng sự thật và rộng lớn ở VN. Bài anh viết rất professional. HP đã đọc 2 lần một cách thích thú mới còm cho anh.
HP hiểu rất rõ và có thể nói chính HP cũng có chút kinh nghiệm Nhậu tại VN sau khi từ Mỹ về thăm gđ lần đầu tiên năm 1990. Mấy năm đầu HP về thăm, ace trong gia đình cũng nhậu vui và nhẹ nhàng lắm. Nhưng đến khi HP khởi sự đầu tư vốn mở công ty tại VN thì…ôi thôi…thủ tục giấy tờ tràn lan đại hải. Phải liên hệ với quan này, tướng kia…ăn nhậu liên miên ngày đêm chỉ để xin giấy phép. Nội năm đó, HP ở Mỹ về Hà Nội 8 lần mới xin được giấy phép. Nhậu banh xác. HP lên đô, lên cân, nặng hơn 85 kg. Thời đó, HP rành đường HN hơn Quy Nhơn, hơn Sài Gòn.
Nhớ lại cũng vui, nhưng cũng ớn quá. Cũng may, bây giờ mấy bác ấy ko còn dám mê uống rượu gu Chivas Regal 25, Johnny Walker Blue nữa vì một số đã ra đi và số còn lại đang bị bịnh rồi.
Hê hê hê,,, cũng may cho HP là tránh né kịp thời ba cái thủ tục rườm rà kia ,chớ không thôi thì bây gìờ HP cũng sẽ bị banh xác dzí mấy chai rượu Chivas Regal 25, Johnny Walker Blue kia rầu,,,
Chúc mừng HP sớm giác ngộ!
Nghe lại là lạnh sườn luôn…ôi VN!
Ai qua cầu này rồi cũng tởn…nghĩ lại ù tai hoa mắt…
Dễ sợ thiệt, Hoàng Phong!
Thời đó từ anh Hai xuống đến anh kế của HP (9 gđ) ở tù cải tạo từ 8-13 năm mới ra. Tổng cộng thêm vợ con khoảng trên 40 miệng ăn. Không công ăn việc làm, đói khổ quá. HP phải liều tạo dựng cho họ có sống. Sau khi giao lại cho các anh chị tiếp quản, HP ớn quá ko bao giờ làm như vậy nữa.
Nỗi ám ảnh của Hoàng Phong giờ còn nguyên đó!