Hoàng Tùng
(NHÂN ĐỌC THƠ THIÊN DI TRONG TẬP THƠ “HƯƠNG XƯA GỞI LẠI”)
Nhận được tập thơ “HƯƠNG XƯA GỞI LẠI” của Thiên Di gởi. Tôi đọc xong và thấy hồn mình đắm chìm trong nhiều cung bậc khó phai. Đây có lẽ là món quà của bằng hửu rất dể thương
Nhưng. Chữ nhưng này để các tác giả trong tập thơ hiểu cho. Tôi viết bài này bình thơ Thiên Di trong tập thơ rất trang nhã này.
Nói đến thơ TD tôi là người được diểm phúc đọc nhiều nhất. Bởi những tháng năm đi suốt qua biết bao công trình xây dựng… Thiên Di luôn gởi những bản thảo mới nhất cho tôi đọc đở buồn trong lúc xa quê nhà. Thiên Di không phải là người viết dựa vào ngôn ngữ, không sắp chữ thành thơ,không dùng từ đao to búa lớn, không gượng gạo trong từng câu chữ. Anh viết như ăn uống đi đứng trong từng hơi thở đời thường. Nghỉ sao viết vậy rất tự nhiên.
Tôi xin mạn phép bàn về nét mộc mạc tinh tế trong thơ anh.Hảy đọc bài “PHÙ SA” để thấy nổi mộc mạc thắm tình của nó. Chỉ là nổi lòng người chị làm dâu xa xứ, cái nghèo khó không cho chị về thăm quê nhà cha mẹ, anh em. Niềm đau gắn liền với miền nước nổi của Nam Bộ mênh mang bát ngát. Nổi nhớ đó:
Phù sa lớp lớp phù sa
Phủ lên nổi nhớ câu ca đục khàn
Hai câu khiến người đọc liên tưởng tới nổi nhớ bị vùi lấp theo phù sa hằng năm của con sông Mê Kông đổ về chín cửa Cửu Long Giang để rồi:
Em thăm chị khóc bồi hồi
Hai mươi năm chẳn chị ngồi ngóng trông
Bao giờ trời chuyển sang đông?
Chao ôi nổi niềm như nghẹn lại trong xót xa vô bờ bến. Đọc cả bài thơ là nổi rưng rức khiến ta chao lòng. Mộc mạc nhưng khá là tinh tế trong từng câu chữ. Nói về tinh tế có chăng rỏ nét trong bài thơ “MAI VỀ” . Bài lục bát mượt như nhung, như tơ trời đang bay theo hồn người.
Mai về gom lại môi cười
Tặng nhau một đóa hoa tươi cỏi trần
Mai về giã cuộc phù vân
Bỏ yêu thương cũ nhận phần xót xa
Trong bài thơ này anh đã trút hết bao nổi niềm thật khẻ khiến ta nhiều điều trăn trở. Thế nhưng trong “VỀ LẠI QUÊ XƯA” anh có hai câu thật tịnh tâm và dể thương:
Ta về ta đứng mình ta
Buồn thương yêu ghét đã là hôm xưa
Tâm tình anh luôn dấy động theo bản năng yêu ghét buồn vui lẩn lộn. Nói khác hơn là đa đoan hơn người. Cứ nói tâm mình tịnh mà chả bao giờ đạt được. Về dòng thơ quê hương và cảnh cũ anh viết rất chân chất theo dòng ưu tư không câu nệ bát cứ chữ nghỉa nào. “XUÂN QUÊ NGOẠI” là bài thơ như thế:
Con sâu nhỏ ủ mình nhìn mùa Xuân đến
Đường vắng quê xưa ai bồng bế nụ hoa
Đời du lãng bao năm dài thương mến
Con đò đưa- Mưa Xuân lấm tấm nhạt nhòa
Hình ảnh quê ngoại hiện lên nồn nột trong từng câu của bài thơ khiến ta nhớ ngoại nhớ mẹ theo cùng tác giả. “NGỎ CŨ” cũng là bài thơ viết ở quê ngoại. Tôi cho đây là bài thơ độc đáo. Bởi từng câu trong thơ là hình ảnh sống động ẩn trong từng câu. Rất đơn giản nhưng khi đọc ta cứ thấy cái ngỏ cũ ấy hiện ra trước mắt, lung linh huyền ảo tựa giấc mơ hoài niệm. Giàn thên lý tím, ngỏ cũ buốn, chiếc ghế chỏng chơ, con chó già…áo xưa phơ phất lộng. Tôi nghỉ nếu ghép lại hóa thành bức tranh Đẹp. Tôi xin trích dẩn nguyên bài thơ:
Giàn Thiên Lý hoa rơi rơi màu chiều tím
Ngỏ cũ buồn tênh, cổng khép ơ hờ
Con chó già nua nằm dài hơi thở
Nhà vắng người xưa- Nắng đổ hiên ngoài
Chiếc ghế chỏng chơ đu đưa theo gió thoảng
Vài chiếc lá vàng nằm ủ bóng rêu phong
Từ người đi vườn cây xanh hút bóng
Cỏ cũng buồn, cây thên vàng vỏ chiều buông
Mây đầu núi mây bay trời cuồn cuộn
Gió đầu non, gió tạt nổi sầu riêng
Ta mê hoang chân lạc lối trăm miền
Tìm đâu thấy tà áo xưa phơ phất lộng
Ngỏ cũ nhà xưa ta về ngồi trông ngóng
Tìm hương hơi qua ngày tháng thu vàng
Tìm dấu son một thuở chạy thênh thang
Người đã khuất mà ảnh hình như ẩn hiện
Nếu “Lạ Thay” một cảm xúc tự nhiên và lảng đảng của tâm hồn thi sỉ nhạy bén với cái đẹp:
Lạ thay
Tóc rối buông lơi
Mi cong mắt biếc
Xanh trời ước mơ
Thì “Tàn Tro” lại là nét nhìn đời quá đủ, lặn lóc nhiều lắm rồi… Nó nối kết nét bâng quơ của kiếp con người thông qua lá úa:
Lung linh ta đốt lửa
Thiêu ngày xanh thu mưa
Đời uốn mình bùng cháy
Tro tàn một chiều xưa
Nặng nề như “Biết Đâu Tìm”. Thi sỉ vỡ cuộc tình duyên nên tâm tư khá là tha thiết thảm nảo . Bài thơ chỉ là khoảnh khắc nhìn lại đời mình:
Hạnh phúc đi
Liệu bao giờ trỏ lại?
Tiếng thét của niềm đau dĩ vãng khi đường trần đã đến tuổi sáu mươi. Anh khiến tôi hụt hơi trong bài thơ này.
Và “Bồng Bềnh”, bài thơ khóc bạn không chê vào đâu được. Nó hay từng câu từng chữ. Nó khiến tôi lạc lỏng giữa hai cỏi thực mộng, trần gian và âm cảnh. Phải có một tình bạn hằn sâu như thế nào khiến anh viết bài thơ tưởng niệm quay quắt đến thế:
Bèo trôi là bèo theo mây
Tôi chèo mòn mỏi hao gầy chèo tôi
Bên kia bên ấy ai ngồi?
Sao đầy ảo ảnh, sao bồi hồi ghê
Vuối cùng là cái nhìn tản mạn và cũng rất nồng nàn pha chút tịnh tâm. Anh viết bài “Bốn Mùa Tiếp Nối” thật dể thương. Đều trôi như ngày qua tháng, tháng qua năm trong thiên nhiên cảnh vật, theo ưu tư mổi mùa để rồi kết thật khéo:
Bốn mùa tiếp nối long lanh
Ta chờ em đợi mong manh kiếp này
Yêu thương giữ lại cơn say
Xa xăm cách trở hẹn ngày gặp nhau
Tâm tình mộc mạc trong thơ anh có nét rất thực, rất tinh tế. Thơ anh nhiều nhạc điệu và hình ảnh. Anh thành công trong lỉnh vực này.Thông điệp chuyển tải trong thơ là cuộc đời thực, quê hương tình thâm, tình yêu, bằng hữu đều được anh thể hiện rất ngọt ngào. Tất cả có phải: “Yêu thương giữ lại cơn say”.Thiên Di cho tôi dành lấy câu này nhé!
Cát Tiến 12- 2015
Em viết hay lắm Hoàng Tùng
Cám ơn anh nhiều
Tôi đã đọc cả bài thơ Bốn Mùa Tiếp Nối và bài thơ này theo tôi Thiên Di tạo nên hình ảnh bốn mùa qua thơ thật tinh tế, nó vào hồn như bước khẻ trong đêm.
Chào bạn nghe Thiên Di nói nhiều về bạn hôm nay mới gặp.
Chào anh…
Anh viết luận bài Ngỏ Cũ quá hay và chính xác.
Quả thật bài thơ này vừa giàu nhạc điệu và cả hình ảnh.
Anh cũng rất thích bài này
Hoàng Tùng viết bài công phu lắm, hay quá.
Ang đang viết bình tiếp cho thơ TD đây
Sáng nay trời âm u mưa phùn, bbojc bài bình thích thật. Hay lắm em Tùng.
Chào anh được anh khen em khoái lắm.
Hi… hoan hô Hoàng Tùng có một bài viết thật ngọt khi bình thơ Thiên Di. Chơi với bạn khá lâu nhưng không ngờ bạn lại sâu sắc đến thế.
Chúc bạn đều tay nghen.
Hi… chào sao lâu quá không thấy tiểu nhỉ!
Đường kinh kệ ra sao?
Lâu lắm mới vào trang. Đọc bài bình thơ của anh Tùng rất vừa ý.
không ngờ người làm xây dựng mà có một nét nhìn về thơ khá thoáng đạt và thấu tình.
Cám ơn Như đã động viên anh
Bình thơ là trình độ rất khó. Đòi hỏi đủ tính chất công bình, chân thật, công phu nghiên cứu và trình độ thơ văn.
Tùng Hoàng Thiên đã viết một bài bình thơ khá công phu, thoáng đạt. Hay lắm. Chúc vui.
Mình chỉ cảm nhận thơ thật lòng thôi và thêm nữa mình vốn thích thơ Tòng từ hồi còn đi học mà.
Đúng như vậy Hoàng Phong.
Một bài bình luận gói trọn nỗi niềm trong thơ của bạn Thiên Di, hay lắm Hoàng Tùng ơi !
Cám ơn bạn Thắng khi bố trí post bài viết đẹp và trang nhã lắm.
phải công nhận anh Tùng bàn hay quá, cố lên, chúc anh vui.
Chào Mỷ Tâm Vĩnh Hy của Bồ Đề Nguyên Thiều
Bạn nên viết tiếp bài viết về vùng hoài niệm thời áo trắng trong thơ Thiên Di đi. Mảng thơ này của Thiên Di rất tuyệt đó Vinh à.
Vinh nói đúng ý tôi chờ đọc “MẢNG THƠ HOÀI NIỆM THỜI ÁO TRẮNG CỦA THIÊN DI” nghe.
Bài viết thật hay, Anh Tùng phân ích sâu về thơ Thiên Di nhưng vẫn còn thiếu thiếu một cá gì đó mà Tuyết chưa nghĩ ra.
Nhưng dòng suy nghĩ của anh gần như những gì em cảm nhận nơi anh Thiên Di…
Chỉ mới vài nét thôi Tuyết, anh còn bình thơ Thiên Di nhiều mà
Không ngờ ông Kỷ Sư xây dựng mà viết rất ngọt đó.
Cứ viết hay và dở thì đó cũng là cái tình mà
Tôi không biết nói gì hơn khi bạn đã nói giùm nổi lòng tôi khá là đủ.
Nhưng còn biết bao điều nữa bạn ơi.
Cám ơn một bài viết khá công phu và đầy sự thông hiểu.
Chưa đâu bạn đay chỉ là bàn về thơ bạn trong Hương Xưa Gởi Lại thôi.
Tôi sẻ còn bình thơ bạn nhiều mảng khác nữa mà.
Hai anh đúng là kẻ tám lạng người nữa cân
Sao vậy Như? Anh và Tòng có “thần giao cách cảm” mà