NHỮNG CON ĐƯỜNG QUI NHƠN.

Nguyên Thủy (Sưu tầm)

Thanh pho Quy Nhon

Ai đã đến Qui Nhơn dù chỉ một lần đều nhớ biển xanh, sóng vỗ, nhớ những con đường phố hẹp thân thương, nơi đã cùng dạo chơi trong thời gian lưu lại nơi này.
Những người đặt chân đến Qui Nhơn vào những năm đầu tiên sau 1954 thì sẽ thấy những con đường ở Qui Nhơn lúc đó là những con đường đất phần nhiều cây cỏ mọc hoang. Có những con đường một vài lô cốt nằm nghiêng ngã, những ụ đất lởm chởm đá. Một con đường sắt nằm trơ ra không còn hoạt động…chứng tích của chiến tranh còn sót lại.
Đất nước tạm yên bình, mọi người đến đây sinh sống, định cư. Cuộc sống khiến tất cả phải làm lại từ những đống đổ nát. Họ khai hoang, dỡ đất, xây nhà, trồng trọt, đánh cá, chăn nuôi, mở đường…nhu cầu nối tiếp nhu cầu. Người dân, lúc đầu mới đến đây chỉ là từng nhóm nhỏ, dần dần nhiều lên, mở rộng ra từng xóm, rồi từng vùng…hàng ngày, tiếp xúc qua lại với nhau. Sau đó, có người mua, kẻ bán nên họ tăng gia sản xuất để trao đổi hàng hóa…Vì vậy, các con đường bắt đầu được mở ra để tiện việc giao thông.
Để xây dựng thị xã, chính phủ tổ chức các cơ quan, trường học. Các công chức, các nhân viên được đổi đến đây để làm việc… và thế là Qui Nhơn mỗi ngày một đông và dần dần thay đổi hẳn lên.
Ty Công Chánh đặt ở đường Nguyễn Huệ (sau lưng trường Ấu Triệu), là nơi bận rộn nhất với công việc đào đất, san phẳng, đổ đá, rải nhựa,…. để làm các con đường.
Tôi sống ở nơi đây từ bé đến lớn, nên gần gũi, gắn bó, yêu quí và được chứng kiến những sự đổi thay…Tuy trải qua trên nửa thế kỷ nhưng những hình ảnh về miền đất, về con người vẫn in đậm trong tâm trí tôi…Tôi không phải là người giỏi về tường thuật, lại không phải là một nhà Địa lý… mà tôi chỉ là một người kể theo cảm xúc của mình, cho nên không sao tránh khỏi những sai sót…
Hãy cùng tôi nhớ về một vài con đường Qui Nhơn của một thời nào xa lắm!

1. Đường Gia Long (nay là Trần Hưng Đạo) :
Trong nhiều bài hát nói về Bình Định, Qui Nhơn tôi thích nhất là bài Bình Định Quê Hương Tôi của một người con Bình Định – Nhạc sĩ Xuân Điềm – do Khánh Ly hát:
“…Thương nhớ về Bình Định
Nón lá Gò Găng năm nào
Cùng người em Tăng Bạt Hổ
Chiều hè dạo phố Gia Long…”
Đến Qui Nhơn mà không một lần dạo chơi trên con đường Gia Long quả là thiếu sót vì đây là con đường phố chính ở Qui Nhơn.
Con đường Gia Long nay đổi tên là đường Trần Hưng Đạo, là một phần của quốc lộ 19 chạy từ ngả ba Phú Tài xuống Bến Tàu (Hải Cảng Thị Nại – Khu 1). Trong ký ức của tôi, những năm đầu thập niên 60, đây là một con phố buôn bán nhộn nhịp của Qui Nhơn. Nơi đây, tập trung rất nhiều cửa tiệm mua bán, nói chung là mặt hàng nào cũng có. Do đó, mỗi lần cần mua gì, mọi người thường đến các cửa tiệm ở đây để mua. Hàng hóa chưng bày rất đẹp! Từ sách, vở, báo chí, dụng cụ học sinh cho đến đồ dùng gia dụng, đồ dùng nông, ngư nghiệp…ngoài ra còn có tiệm bánh kẹo, trái cây…Những người dân trong thị xã thường đến đây, khi thì mua báo, sách vở…khi thì mua những chiếc áo mưa…có lúc ghé đến tiệm trà, rượu…nếu cần mua đồ sính lễ trong việc cưới hỏi hay để biếu…vào tiệm trái cây mua một trái lê, một trái táo (nhập từ Pháp) về nhà ăn cho biết…dừng lại tiệm bánh kẹo mua hộp bánh biscuit, hộp kẹo…thường mua nhất là vào những ngày lễ, Tết.

Phố Gia Long là phố chính của Qui Nhơn với những cửa tiệm buôn bán. Nhưng đông đúc cũng chỉ một đoạn từ Bến xe cũ (đẩu đường Võ Tánh cho đến đường Lê Lợi). Tại khu vực này, trước năm 1963, sau cây xăng là Phòng Đọc Sách thị xã, sau đổi tên là Quán cơm Bình Dân, bây giờ là Đồn Công An phường Trần Hưng Đạo. Tại Bến xe còn có quán cơm của bà Lâm Huế, với món mắm cá thu xay ngon đặc sắc (bây giờ vẫn còn). Ấn tượng đối với tôi là các cửa tiệm nhưng lâu quá rồi không biết trí nhớ của tôi có chính xác không?! Như tiệm bánh kẹo Hiệp Ý ôm trọn góc cua này, bán đủ loại bánh kẹo Tây và ta. Hiệp Ý có bán cả trái cây tươi ngoại nhập. Dạo đó, được ăn một trái táo… của Pháp là sang lắm ! Nhớ có lần, ba tôi mua một trái táo, một trái lê Pháp, về nhà mỗi người chỉ được một miếng nhỏ nhưng tôi nhớ mãi hương vị của nó. Tiệm Duy An bán gương, Đại Chúng bán sách báo, Radio Thanh Tuyến, Sách báo Khánh Hưng, các tiệm tạp hóa Nghĩa Hòa, ,Ngọc Phú (Nhà của anh Ninh-Ông xã của Kim Loan, bạn tôi), nhà sách Việt Long, nhà sách Tao Đàn (trước kia là nhà sách Duyên Nam), Tân Phượng, Xuân Cầu (nhà của chị em Xuyến-Thủy), Phú Thịnh (Nhà của Phú Vinh-bạn cùng lớp với tôi), Kim Sơn. Đối diện là tiệm vải Trung Thành (Nhà của Lan- bạn cùng lớp). Ông Trung Thành cũng là chủ nhân của hãng xe buýt Châu Thành chạy tuyến đường Qui Nhơn-Bồng Sơn. Tiệm Bồng Sơn bán ngư cụ, máy đuôi tôm…Hiệu xe đạp Tân Thành, tiệm chén bát Việt Hưng, Minh Châu, nhà may Tân Thích, Đà Lạt, tiệm chụp hình Trùng Dương… Tiệm thuốc tây Trung Tâm, tiệm vải Liên Phát, tiệm bán đồ sắt Cẩm Hưng. Ngay ngả tư Gia Long-Phan Đình Phùng có nhà lầu bốn tầng Quốc Hưng chuyên bán ngư cụ, lưới cước…Trên đường này cũng có tiệm mì Trường Đề (còn gọi là tiệm mì Gốc Ổi), tuy nhỏ nhưng nổi tiếng ngon và rẻ. Đối diện là tiệm Hóa Hưng nổi tiếng bán bánh kẹo, Ngọc Hữu, Vải Vĩnh Phát, Tiệm áo quần Phú Nguyên, Tiệm may Thuận Ký, Tiệm xe đạp Phổ Thông (sau này chuyển bán sắt), tạp hóa Minh Sơn, tiệm Tập Mỹ, tiệm Bạn Trẻ bán dụng cụ học sinh, tiệm bánh pâtéchaud Abi…có mấy nhà của người Hoa…Chùa Ông Bổn. Xuống dưới một chút là Đại bài gạo Việt Hoa. Nhà hàng lớn nhất Qui Nhơn lúc bấy giờ là Nhà hàng Ngũ Châu, chuyên nấu các món ăn Việt, Tàu, Tây…nhận tổ chức các tiệc cưới…Có khách sạn Hòa Bình được đánh giá là sang trọng nhất thị xã thời bấy giờ. Xuống một chút là nơi bán vé máy bay Air Việt Nam-Lê Văn Tha. Tiệm vàng Phú Xuân, Tam Hòa Thạnh trồng răng, tiệm chụp hình Trần Đức Cầu, tiệm sách Bốn Phương…
À tôi quên, phía bên kia đường nhìn đối diện từ trên xuống là tiệm đồng hồ của nhà chị Châu Lệ Hoa-Châu Lệ Mai, tiệm vải Hiệp Phát, Hiệp Thạnh bán xì dầu, đèn cầy, đồ khô, tiệm sách Bình Minh(sau này dời qua đối diện), Diệu Ký bán trà, Hoa Phát bán các ngư cụ, các ngôi nhà của người Hoa, Nhà của chị Bích Lệ-Lan Anh, Đình Cẩm Thượng, tiệm trồng răng Ánh Hồng, hãng vận tải Vĩnh Du Phong chạy tuyến đường Sài Gòn-Qui Nhơn. Tôi còn nhớ bắt đầu từ nơi đây, lề đường rộng gấp đôi những nơi khác có lẻ là để cho xe tải đậu. Ở xóm này có tiệm thuốc Bắc Phước Thịnh Đường, nhà có hai cô con gái đẹp sắc nước hương trởi… nhà in Chi Lăng, nhà thuốc tây Diên Hồng (sau này chuyển về góc đường Phan Bội Châu-Mai Xuân Thưởng) …Giai đoạn xuất hiện người Mỹ có vũ trường Hằng Nga (Moon light). Vũ trường này là của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ, ông ta còn mở thêm một vũ trường Bồng Lai (Eden) ở đường Phan Bội Châu…Đi xuống có tiệm uốn tóc của chị em Hường (người Huế). Xuống nữa là Gia Phước, nhà hộ sinh Nguyễn Thị Hằng, nhà sách Trinh Vương, trường Trinh Vương, Nhà Thờ Chính Tòa (gọi là Nhà Thờ Nhọn), Tòa Giám Mục, bệnh viện Thánh Gia, Quân Tiếp Vụ, các khu gia binh, bồn xăng dầu… chợ cá Khu Một và cuối cùng là bến Cảng Thị Nại.
Do sự sầm uất cho nên không ai ở Qui Nhơn trước 75 mà không biết phố Gia Long. Nhất là từ năm 1962, trường Sư Phạm Qui Nhơn được thành lập thì chiều chiều đường phố lại càng đông đúc bởi sự xuất hiện những giáo sinh Sư Phạm. Nhiều người trong số họ gắn bó với con đường này bởi vì những chiều thứ bảy, những chiều cuối tuần dạo phố. Thời gian đó, ra phố dạo quanh các quán xá, mua sách, báo, nhạc…là một cái “mốt”. Do đó, con đường luôn dập dìu tài tử giai nhân, nam thanh nữ tú…nhiều đôi tay trong tay dìu nhau đi trên phố. Người đơn lẻ thì liếc mắt tìm kiếm…cũng không ít trường hợp có người ngẩn ngơ hay luyến lưu với “…tà áo dài ai bay trong chiều lộng gió”, rồi đi theo… về đến tận nhà…

2. Đường Phan Bội Châu :
Song song với đường Gia Long là đường Phan Bội Châu. Con đường này theo tôi là con đường “hò hẹn” vì sau khi gặp, quen nhau ở phố Gia Long rồi bắt đầu hẹn hò, gặp nhau ở đây. So với đường Gia Long thì đường Phan Bội Châu yên tĩnh hơn nhiều. Với lại, con đường này có nhiều tiệm kem, như kem Phi Điệp, Ngọc Thành, Tuyết Trắng… có rạp chiếu phim Tân Châu…là những nơi lý tưởng cho những cuộc hẹn gặp.
Ngay góc đường Phan Bội Châu-Mai Xuân Thưởng có hãng nước đá Phát Hưng. Ông bà Phát Hưng có cô con gái tên Kiều Oanh, là một thần đồng ca múa nhạc của thị xã.
Đường Phan Bội Châu ngắn hơn đường Gia Long nhiều. Con đường bắt đầu từ Vườn Bông bây giờ là Vòng Xoay cho đến đường Lê Thánh Tôn, sau này, đường được mở rộng thêm một đoạn ngắn về phía dưới.
Tôi còn nhớ, năm 1960, Chị bà con của tôi cũng hẹn hò với ai đó ở tiệm kem Phi Điệp nên dẫn tôi theo. Ở đây, tôi được ăn ly kem ba màu với một dĩa đủ các loại bánh, thật là ngon! Gần đó một chút, có tiệm chụp ảnh Hồng Hà với những cô gái dễ thương như Khánh Vân, Khánh Tuyết, Khánh Hà… kế đó là nhà Mai Ngôn với khoảng đất rộng chuyên sản xuất gạch bông, gạch ống, các ống thoát nước…Thời gian đó, đường này chưa mở ra nhiều tiệm nên tôi chỉ nhớ thế thôi. À, đi thêm một đoạn nữa bên tay trái có quán café Da Vàng đông khách nhờ café thơm ngon và nhạc rất hay…đối diện phía bên dưới có tiệm giày Tân Việt (nhà của Nhàn, Phúc, Nga ) và Tân Toàn (Nhà của anh Thiện ). Góc đường Phan Bội Châu-Lê Lợi có quán café Dung, quán này nổi tiếng và rất đông khách…Xuống một chút là chợ Qui Nhơn, cuối đường là Đạo Quán nơi sinh hoạt của Hướng Đạo, gần đó là biệt thự nhà của ông Bửu Giá…

3. Đường Tăng Bạt Hổ :
Con đường được mọi người gọi tên là đường “chợ”. Thật ra Chợ Qui Nhơn nằm vuông vức trên bốn con đường là Phan Bội Châu, Trần Quí Cáp, Tăng Bạt Hổ, Hoàng Diệu. Nhưng vào thời điểm đó, mặt đường Tăng bạt Hổ là đông đúc nhất.
Đường Tăng Bạt Hổ nằm song song với đường Phan Bội Châu nhưng dài hơn. Phía trên kéo dài cho tận đến sân bay. Phía dưới chạy dài cho đến cuối trường Ấu Triệu.
Lúc đầu, có chợ Quân Trấn sau này chợ này dời về đường nằm gần đó. Nơi đây cũng là doanh trại quân cảnh. Ngã tư Tăng Bạt Hổ-Võ Tánh là bùng binh, nhìn xuống bên tay trái là Sân Vận Động, nơi từng có những cuộc so tài nảy lửa về điền kinh, bóng tròn, bóng bàn, bóng chuyền, võ thuật, quần vợt…giữa các đội thể thao tài tử, nhà nghề trong và ngoài tỉnh. Vào những dịp lễ lớn, các cuộc meeting được tổ chức ở đây rồi xuất phát diễn hành qua các đường phố lớn trong thị xã. Bên phải là tiệm vải của người Ấn Độ, bên trái là một dãy các hiệu giày. Đi một đoạn là trường Bồ Đề. Từ lúc có ngôi trường này, ngày ngày nam nữ học sinh đi học ra vào làm cho con đường trở nên tấp nập. Đối diện có các quán bánh bèo, bánh xèo, quán chè…nổi tiếng một thời.
Sau đó, là đến chùa Tỉnh Hội, chùa Long Khánh. Cô Nhi Viện Phật Giáo. Bên phải là chùa Sư Nữ. Qua khỏi ngã tư Lê lợi…là đến nhà bác sĩ Trương Sĩ Hoàn, nhà cô Ca sĩ Kim Liên, nhà của tôi, nhà chị Lành…đối diện bên kia đường là Xóm Nhà đèn, rồi Chợ lớn…
Qua khỏi Lê Thánh Tôn là trại Truyền tin, trường Tiểu học Ấu Triệu…
Con đường này không có những hàng cây xanh, không thơ mộng nhưng nó đã ghi dấu trong tôi bao kỷ niệm của một thời tuổi thơ, của những ngày học ở bậc Tiểu học và nhất là in dấu bao bước chân đi về trong suốt thời gian làm cô giáo, dạy học ở trường Ấu Triệu.

4. Đường Nguyễn Du :
Song song với đường Tăng Bạt Hổ nhưng ngắn và yên tĩnh hơn nhiều.
Con đường bắt đầu từ đường Ngô Quyền cho đến Lê Thánh Tôn. Với những ngôi nhà kín cổng có những giàn hoa giấy đủ màu. Thế nhưng đằng sau đó là những “bóng hồng” một thời của Qui Nhơn (Tôi sẽ nói trong phần sau “Những Bóng hồng Qui nhơn”).
Do yên tĩnh, ít xe nên con đường thích hợp cho những sĩ tử học hành, thi cử. Đường Nguyễn Du là con đường mặt sau nhà tôi nên chiều chiều, tôi thường ra đây xem mọi người chơi vũ cầu, người tập xe đạp, thả diều hay lên xuống dạo chơi. Có rất nhiều anh chị giáo sinh sư phạm có nhà hay trọ học ở đây như anh Cần, anh Bảo, Chị Thế Thanh, anh Triền, anh Sanh, chị Ân, chị Trung, chị Thành, chị Hà, chị Hoa, ba chị em tôi và còn nhiều…nhiều người nữa tôi không nhớ hết được!

5. Đường Hai Bà Trưng :
Có người gọi con đường này là con đường Bưu Điện. Dạo đó, bưu điện là phương tiện liên lạc đuy nhất cho những người thân ở xa hay trao đổi tình cảm với nhau. Vì thế ai cũng biết và thường đến đây để gởi thư từ.
Đường Hai Bà Trưng nằm song song với đường Nguyễn Du. Bắt đầu từ ngã tư Cường Để đến ngã tư Lê Thánh Tôn, sau đó thêm một đoạn đến sát Ty Công Chánh.
Con đường này yên tĩnh. Lòng, lề đường không rộng lắm nên nhà cửa hai bên đường như xích lại, gần gụi và thân thương. Đối diện với Bưu điện là Ty Thương binh và xã hội…Trên ngã tư Trần Cao Vân một tí, sau này có mở quán café Mây Mùa Thu cũng khá nỗi tiếng. Qua ngả tư Hai bà Trưng-Trần Cao Vân là ngôi nhà của Quận trưởng Lụt-chồng cô Mỹ Hòa, đối diện là Nhà Thờ Tin Lành. Gần cuối đường có bệnh viện lao trước trường Tân Bình nhưng sau dời đi.

6. Đường Nguyễn Huệ :
Con đường thường được người dân nơi đây gọi là con đường biển vì con đường này chạy dọc, ôm sát theo bờ biển từ khu một cho đến Ghềnh Ráng. Nếu cùng nhau đi dạo trên con đường này thì sẽ nghe tiếng vi vu của hàng dương, tiếng xào xạc của hàng dừa hòa với tiếng sóng biển vỗ ầm ì vào bãi cát…Ở đây, đêm xuống có thể ngắm trăng lên trên biển…ngắm ánh đèn lấp lánh thuyền chài xa xa…và bầu trời thì có muôn vàn vì sao lấp lánh…thật là huyền diệu!
Đường Nguyễn Huệ có các Khu quân sự, có Ty Công Chánh, Ty Y Tế, Trường Nữ Trung Học Qui Nhơn, Trường Mẫu Giáo, Sau năm 1972 có trường Tăng Bạt Hổ (Bồng Sơn). Có Lăng Ông, Khu Hai. Đến ngã ba Cường Để có Tòa Án, Dinh Tỉnh Trưởng, bệnh viện…Nhà Thờ Hòa Ninh…Eo Nín Thở, Sân bay…Trường Vi Nhân, Trường Sư Phạm Qui Nhơn, Trường Kỹ Thuật, Quân Y Viện…
Rất nhiều học sinh gắn bó với con đường này! Riêng tôi thì có quá nhiều kỷ niệm của khoảng thời gian học mẫu giáo, thời gian học trung học và hai năm học ở sư phạm…
Những con đường tôi vừa nói ở trên là những con đường chạy dọc xuyên suốt Thành Phố. Do Thành phố nhỏ nên đa phần những con đường ngắn thôi ( chỉ có con đường Gia Long là dài hơn cả). Bên cạnh đó, còn có những con đường nằm ngang song song và cũng ngăn ngắn mà thôi :

7. Đường Cường Để (Trần Phú) :
Con đường được mệnh danh là con đường “thơ mộng thời cắp sách”, đó là đường Cường Để.
Đường Cường Để bắt đầu từ đường Nguyễn Huệ đến Nguyễn Thái Học. Đường có nhiều công sở, dinh thự, trường học như kho bạc, ty Giáo Dục, trường Cường Để và một số nhà ở, đa số là của công chức, một số nhà cho thuê. Nhiều giáo sinh sư phạm thuê nhà ở đây vì lúc đầu trường chưa có nội trú. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cũng đã từng ở nhà trọ trên con đường này.(Tôi cũng nghe một anh quen kể lại, khi mới từ Huế vào Qui Nhơn, nhạc sĩ ở trọ tại nhà sách Việt Long, sau đến trọ tại tiệm cắt tóc Mỹ Hiệp trên đường Mai Xuân Thưởng, gần nhà thuốc bắc Hồng Nam).
Đường Cường Để có nhiều cây xanh, tán lá xòe rộng rợp mát cả đoạn đường. Hạ đến, hoa phượng nở đỏ rực, ve kêu râm ran làm xao động nắng hè, làm dâng lên nỗi buồn chia tay cuối cấp của tuổi học trò. Không biết bao nhiêu lần những cô cậu học sinh như tôi đi dưới những hàng cây này để nhặt những đóa phượng rơi mà ước mơ, mà bâng khuâng, mà xao xuyến…Những ngày mưa, che dù đi dưới những hàng cây, thật là lãng mạn! Bây giờ mỗi lần về Qui Nhơn, có dịp đi ngang con đường này, tôi đều nhớ lại một thời tuổi trẻ của mình.
Đường này có những quán chè rất ngon, nhất là chè thập cẩm. Hiện nay, có những quán phở, quán bún cũng rất nổi tiếng.

8. Đường Võ Tánh (Lê Hồng Phong) :
Con đường được mang tên là con đường “bên nhau”. Do lòng đường và hai bên lề đường rất rộng nên thích hợp cho những đôi sánh bước bên nhau trên phố hay những nhóm bạn bè cùng nhau đi dạo chơi.
Đường Võ Tánh nằm song song với đường Cường Để, từ Nguyễn Huệ cho đến vườn bông (vòng xoay) thêm một đoạn nữa đến đường Gia Long là hết.
Lúc đầu, đường này chỉ có một vài cửa hiệu bán vải của người Ấn Độ. Sau này có quán pâtéchaud- nước đậu của một bác người Huế, có những quán với bàn bi da. Qua khỏi ngã tư có đài phát thanh, đài truyền hình. Đối diện là quán café Lệ Đá và khi xuất hiện người Mỹ thì một số quán Bar được mở ra…trường Cường Để sau này là trường Tiểu học Nguyễn Huệ…ngã tư Vườn Bông, bên cạnh vườn bông có khách sạn Thanh Bình với tòa nhà bốn tầng đồ sộ. bên hông khách sạn là đường Lý Thường Kiệt, đi một đoạn ngắn nữa về hướng Khu Sáu là đến sân bay Qui Nhơn (nay là đại lộ Nguyễn Tất Thành với siêu thị, trung tâm thương mại tấp nập). Đối diện với vườn bông còn có Hội trường Qui Nhơn… Nhà Ga xe lửa…tiệm vàng Hương Bình, tiệm giày AJS, Tiệm chụp hình Bác Ái…

9. Đường Trần Cao Vân :
Nằm song song với đường Võ Tánh. Nơi góc đường Phan Bội Châu-Trần Cao Vân có rạp Cộng Hòa, Đoàn Hát bội Bình Định. Thỉnh thoảng có những đoàn cải lương từ Sài Gòn ra thường diễn ở đây. Kế đó là cổng sau dẫn vào Chùa Tỉnh Hội và Chùa Long Khánh.
Đi về hướng đường Nguyễn Huệ hồi đó phần nhiều là tư gia của công chức. Đoạn đường này rất thấp so với những đoạn đường khác nên vào mùa mưa thường ngập…đi học về học sinh chúng tôi thích thú vì được lội bì bõm…

10. Đường Lê Lợi :
Bắt đầu từ ngả ba Bạch Đằng chạy đến ngả ba Nguyễn Huệ (đường biển). Nhộn nhịp nhất là từ góc đường Gia Long đến Hai Bà Trưng. Nơi đây có rạp chiếu bóng Lê Lợi, tiệm ăn và tiệm nước mắm Thanh Hương nổi tiếng thơm ngon…Đối diện bên kia đường là tiệm may Hoài Xuân, tiệm may áo dài Cát Long, tiệm vàng Đồng Thạnh, quán giải khát Thanh Thanh (nhà của Vinh) khá đông nam thanh nữ tú trú mưa hay ghé chân nơi này trước và sau mỗi xuất chiếu phim, tiệm vàng Mỹ Phụng.
Ngay góc đường Lê Lợi-Hai Bà Trưng có quán café Văn, trang trí khá tao nhã…chủ nhân là đôi vợ chồng trẻ rất mê nhạc nên khách đến đây thường được thưởng thức những tuyệt phẩm tiền chiến lẫn đương thời. Đôi vợ chồng trẻ hiện nay là chủ quán Sông Trăng nổi tiếng ở Bình Quới- Sài Gòn.

11. Đường Hoàng Diệu (đường 30/3) :
Đường này có hãng gạch bông Kim Hạnh quay mặt qua chợ. Đi xuôi về hướng biển thì đường chạy dọc bên hông của Ty Thanh Niên, Ty Y Tế, trường Nữ Trung Học.

12.Đường Lê Thánh Tôn :

Đây là con đường khá rộng, từ trước mặt Nhà Thờ Nhọn cho đến đường Nguyễn Huệ. Hằng ngày, người dân nơi đây, cứ sáng sớm hoặc xế chiều mặc đồ tắm vai mang víc-xi đi bộ xuống tắm biển. Trước năm 1975 có Ngân Hàng Phát Triển Nông Nghiệp, sau lưng là khu định cư của những giáo dân Thiên Chúa và Khu Gia Binh.
Góc đường Tăng Bạt Hổ-Lê Thánh Tôn-Nguyễn Du có biệt thự màu hồng mà mọi người xung quanh gọi là “Biệt Thự Một triệu”, có biệt danh như thế là vì năm 1960, khi trúng vé số Kiến Thiết Quốc Gia một triệu đồng, chủ nhân đã mua và xây ngôi nhà này. Đối diện biệt thự là Trại Truyền Tin rồi đến Chùa Huệ Quang Tự.

Bây giờ thì Thành Phố Qui Nhơn được mở rộng ra và có rất nhiều con đường mới với nhiều cây xanh, nhiều hoa…đêm đến lại rực rỡ bao ánh đèn. Một thành phố biển mang một bộ mặt hiện đại thích hợp với xu thế mới! Thế nhưng trong ký ức của tôi, một người đã sống ở đây vào thập niên 60-70, thành phố này vẫn là thành phố nhỏ, êm đềm, hiền hòa, và thơ mộng. Tôi xin cám ơn Thành Phố với những con đường bình dị, thân thương. Những con đường đã in dấu bao buồn vui của thời cắp sách, những con đường đã từng chứng kiến những cuộc tình ngây ngô của tuổi học trò…Bây giờ, cũng chính những con đường này, thỉnh thoảng lại đón bước chân, mỗi khi tôi trở về…
Rời xa Thành Phố đã lâu nhưng lòng tôi lúc nào cũng đau đáu một nỗi nhớ về những con đường thân quen ở Qui Nhơn!

Irene.

437 bình luận

Filed under Nguyên Thủy, Sưu tầm, Tác Giả

437 responses to “NHỮNG CON ĐƯỜNG QUI NHƠN.

  1. Nguyên Thủy

    Nguyên Thủy chân thành cảm ơn mọi người đã tham gia bài này rất nhiệt tình…Trong lúc còm tứ tung có điều gì sơ xuất mong được bỏ qua cho…
    Gợi lại những ký ức tuổi thơ thật không có gì vui bằng…Mong là chúng ta có nhiều cơ hội nữa để trao đổi, nhắc nhở, bổ sung những kỷ niệm thời học sinh…
    Chúc mọi người cuối tuần vui, khỏe.

  2. Dế Mèn

    Dế tui muốn noái là dế tui phục ông Từ sát đất…ngừ gì đâu mờ dzô tư dữ dội thấy thương…

  3. Lê văn Hoàng

    Không nhớ đươc đâu Mèo con ơi, ở Quán có Anh chành Thanh Niên chạy bàn, cũng hay nói chuyện lắm, nhưng bây giờ cũng không nhớ được tên.
    Ngay ngã tư Lê Lợi và Nguyễn Du có Quán Café, ở đó đông Chị em lắm, nhưng không biết có đủ 10 người không ? Sau nầy hình như nghe nói có một Cô làm Ca Sĩ ở SG . Chắc Nguyên Thủy có để ý Cô nào trong đó chứ gì .hi.hi…
    Khu ở của Từ mạnh Long có nhà của hai anh em Nguyễn bá Nhân và Nguyễn bá Nghĩa nằm trên Đường Tăng bạt Hổ, đối diện Trường Bồ Đề, các Bạn hay tập trung ở đó chợi 5-10. Bố đã chết trong tù ngoài Bắc lâu rồi, Tội nghiệp, không biết hiện giờ hai bạn ở đâu, H có tìm hỏi khắp nơi nhưng không nghe thấy

    • Tào Lao

      Đó đó ,, đúng rầu. “Sau nầy hình như nghe nói NT để ý cô làm Ca Sĩ ở SG đóa “

    • từ mạnh long

      Cám-ơn LVH đã nhắc đến NBNH, NBNG, ngày xưa hay qua nhà chơi với nhau. Mong các bạn ấy vẫn vui, khỏe.

    • Cà Kê Dê Ngỗng

      Mình có nhớ quán cà phê 111 mà thường gọi là (3 cây đèn cầy) không biết có ai còn nhớ không ?

      • Đào Minh Tri

        Quán 3 đèn cầy nằm trên đường Lê Lọi giữa Tăng Bạt Hổ và Phan Bội Châu nhưng gần đường Phan Bội Châu hơn đúng không Cà Kê Dê Ngỗng ? Hình như quán này mở cửa sau mùa hè đỏ lửa 1972

        • Cà Kê Dê Ngỗng

          Mình đến đó vài lần, không còn nhớ ở đường nào nữa Đào Minh Tri, chỉ nhớ mấy cô xinh và nước trà đậm và ngon ,,he he

  4. Lão Từ, người bạn ngày xưa
    Chung bàn, chung lớp, nắng mưa chung đường
    Hay là bạn học hai trường
    Bà con hổng biết vẽ đường cãi chơi
    Cá đi một trận đã đời
    Thắng thua cùng xỉn tơi bời sắc xuân 🙂

    • Đào Minh Tri

      Hehe ! Anh Từ nhậu wá nên wên
      Thiên Bồng nhắc nhở bi chừ anh nhớ chữa !!!
      😉

    • Nguyên Thủy

      Anh Từ mà học hai trường..
      Tới giờ uống sữa…uống trường nào đây..?
      Trường nào mà có hàng cây
      Phượng vĩ thẳng tắp ở ngay cột cờ..?

      Bi giờ anh nhớ lại chưa..?

      • Nguyên Thủy

        Ba ngừ hầu xưa đi thỉnh kinh chung bàn, chung lớp, nắng mưa chung đường, mà bi giờ Thiên Bồng nguyên soái nhắc tới cỡ đó mà Từ sa tăng còn hổng nhớ..Chiến nầy chắc phải cầu tới Đường Tăng rầu…

        • Đào Minh Tri

          Ừa…..thì …….phải là dzậy rầu Nguyên Thủy wơi !!!!

          • từ mạnh long

            Đang còn ..uống rượu đỏ nè!
            Bi giờ trường nào cũng đặng, miễn hồ gặp nhau ta cứ …dzô…dzô là phái rầu..he…he..he..!!!!!!
            ( NT ơi, tên gì mà “Từ sa tăng” nghe sao thấy xấu quá dzẫy!)

            • Nguyên Thủy

              Trong ba học trò của Đường Tăng …Sa tăng là hiền nhứt đó…

              • từ mạnh long

                Nhắc tới “Từ sa tăng” là phải nhắc tới “Trư bát giới” dzì 2 người này đi đâu cũng có nhau.
                Hổng nghe Thiên Bồng nói na:
                “Lão Từ, người bạn ngày xưa
                Chung bàn, chung lớp, nắng mưa chung đường”
                Ha…ha…ha…ha…..!!!!!!

                • Nguyên Thủy

                  Chung dzụ 4 ngừ đi thỉnh kinh hầu đó…Sao Từ Sa Tăng hổng nhắc tới Sư phụ Đường Tăng..?

                  • từ mạnh long

                    Sư phụ đường tăng có..đeo kiến đen không dzẫy, NT cố nhớ lại xem.

                    • Nguyên Thủy

                      Đeo kiếng đen là Tề Thiền đại thánh đóa…Dzì trốn trong nồi nấu thuốc của Lão quân lâu qúa khói ám cả mắt nên bi giờ phải đeo kiếng đen thui…
                      Còn sư phụ Đường Tăng ..anh Từ nhớ chưa nè..Chung dzụ bốn ngừ đó…

                    • từ mạnh long

                      Thôi NT nói lun đi, hổm rày phải kiêng…rượu đỏ để nhớ, thèm quá rầu..he…he….!!!!

                    • từ mạnh long

                      Còm xong mới nhớ ra là….., nhưng mà Đường tăng này…hư lắm NT ơi!
                      ( công nhận ngưng uống vài hôm coi bộ ..thông minh ra..ha…ha..ha..!!)

            • Đào Minh Tri

              Ừa hén anh Từ ! Bi chừ anh em ta cùng dzô dzô, nhưng anh dzô rượi đỏ tớ dzô nước lạnh .

              • từ mạnh long

                Hẹn nhau “tháng 6…trời mưa” ở Houston hén.

                • Nguyên Thủy

                  Dzẩy là nẫu được dịp lậu nước rầu…?Nước ở Houston mạnh hơn hầu xưa ở Qui Nhơn đó nghen anh Từ…

                • Đào Minh Tri

                  Woan nghênh anh Từ lần gặp mặt này tai Houston tháng sáu tụi mình nhậu và gào tới nến luôn ,

                  • từ mạnh long

                    Ô kưa ĐMT, mình qua đó một lần 2012 năm đó nóng phát khiếp nhưng bạn bè thì dzui hết chỗ nói, lần này còn có MLT nữa thì..Ôi thôi! không còn gì tuyệt cho bằng.
                    MLT nhớ tới đó nhen, nếu Houston tháng 6 có mưa thì coi như 2 đứa mình cùng ca bài “Thiên diên tiền định” rồi đó. Đứa nào mà sai hẹn thì..thì….mai mốt hổng thèm nhìn mặt luôn..he…he…he….!!!!!

                    • Nguyên Thủy

                      Anh Từ lốp xốp gốm…

                    • từ mạnh long

                      Ủa, mà “lốp xốp” là sao dzậy NT?

                    • Nguyên Thủy

                      Cũng tương tự như hầu nẵm nẫu nói “phấn khởi hồ hởi” đóa…
                      Giúng lúc đẩy xe than cầu Sài Gòn đó anh wơi…

                    • Nguyên Thủy

                      Gặp em Mây là phải dzẫy đóa…Nhớ nghen…Đững có wên như dzụ uống sữa trường nào nghen…

                    • Cà Kê Dê Ngỗng

                      Đến Houston kỳ nầy hổng có cái màn uống sữa à nghen !

                    • Dế Mèn

                      Ông Nguyên Thuỷ làm ơn giải thích thim từ lốp xốp bị dzì dế tui chưa có thông ông wươi…

                    • Dế Mèn

                      Trời…tra rầu ai chơi uống sữa mấy ông…

                    • Nguyên Thủy

                      Tậu nghịp Dế Mèn ghơ gốm…bi giờ wên hổng biết uống sửa nữa rầu…!

                    • Dế Mèn

                      Sao mà không nhớ ông…sữa là nguồn suối thiên nhiên dịu ngọt…là mạch sống cho cảm xúc dâng trào…là bát ngát hương hoa không thấy bờ thấy bến mà ông…

                    • từ mạnh long

                      Đồng ý và nhất trí dzới CKDN là gặp nhau tại Houston không có chiện uống sữa như hồi còn ở…MXT( có người sắp đuổi nữa rầu đó!)
                      Còn bên lề thì…hì…hì…hồn ai nấy giữ nghen!

                    • Đào Minh Tri

                      Rầu nghen TML gặp nhau ngày đại hội CD&NTH cuối tháng sáu tại Houston nếu được kéo nhau đi Austin luôn

                    • từ mạnh long

                      Yes Sir!

                    • Nguyên Thủy

                      @Dế Mèn nè…
                      “Lốp xốp” là một trạng từ diễn tả tâm lý hưng phấn khi thấy, nghe hay đụng thứ gì ứng ý…Dzẫy đó…cứ thử dzài lần là nắm được ý nghĩa cả đen lẫn bóng…he…he…

                    • Dế Mèn

                      Thông rầu!

  5. Lê văn Hoàng

    Nhà H gần ngã tư Nguyễn Du và Hoàng Diệu. Số nhà 24
    Từ Ngô Quyền đi tới nằm bên Trái cách 3 nhà là đến Sở Đại hàn, ngay ngã tư luôn, đối diện là nơi ở của Bác Sĩ Tân Tây Lan.
    Vậy là Từ mạnh Long ở đoạn trên chung xóm với Đạt

  6. Lê văn Hoàng

    Hoàng học MXT từ nhỏ lên đó Trí.
    Nhắc một Kỹ niêm nầy là các Bạn nhớ ngay. Khoảng năm Lớp 3 hay 4 gì đó, Mỗi khi xếp hàng vào lớp mỗi đứa phải uống 1 ly sửa và phát một ổ bánh mì, mà bánh mì của Mỹ làm thì ruột không, nên không ai ăn được, thế là ngồi vo tròn, đợi giờ ra chơi Thầy Cô vừa ra khỏi lớp là Một trận chiến xảy ra, ném nhau tá lã vui lắn, tới chiều ông Cai quét dọn đem về cho heo ăn. Con nào con nấy úc núc.
    Nhắc đến MXT thì nhớ Thầy Bội, các bạn có biết hiện giờ Thầy đang ở đâu không ?
    Hoàng lúc nầy lu bu đủ thứ chuyện, nhiều khi viết cái nầy lộn qua cái kia.
    Như bài của Nguyên Thủy phải đọc 3 lần mới xong

  7. Meocon

    Hổm rày mắc đi làm ô sin giờ …bị sa thải rùi…rảnh rang dzô tháy bài NHỮNG CON ĐƯỜNG QUY NHƠN làm Meocon nhớ quá đi thôi!!Nhớ ngôi trường Mai Xuân Thưởng đối diện đường Ký Con(mà anh Lê Văn Hoàng trong com đã nhắc) biết bao kỷ niệm thân thương lại ùa về!hic…Cám ơn Nguyên Thủy đã gợi lại những cung đường dấu yêu in đậm gót hài của những người con Quy Nhơn với biết bao hình ảnh thân thương một thời ấu thơ ..một thời ngây ngô…và một thời để yêu!!!NT giỏi thiệt à nha!(hôm nào có dịp thưởng cho bì xí muội nhen!hì hì)

  8. Lê văn Hoàng

    Sorry . Già Lẫm cẫm
    Bây giờ lớp 5, hối đó cũng lớp 5
    Hay lắm Nguyễn thị Tỵ Nạn ơi. cảm ơn rất nhiều
    Giờ minh tóc ĐÃ BẠC HẾT RỒI
    Con Già, chứ còn đâu con thơ nữa .hi.hi…
    Cháu thơ ngồi ê, a đánh vần

  9. Lê văn Hoàng

    Trường Tiểu Học Mai Xuân Thưỡng đối diện Đường ký Con, Nguyên Thủy nhớ Tên các Thầy Cô nhiều lắm, mình chỉ nhớ Thầy Bội thôi, dáng Thầy ốm nhỏ con, lúc đó Trường có 2 lớp Nhất ( Bây giờ là lớp 5 ). Buổi sáng là Nhất A, buổi chiều là Nhất B. Hoàng học buổi chiều, Lớp buối sáng DỬ DẰN LÁM, hay đánh lộn, buổi chiều thì hiền khô, lâu lâu buổi sáng kẹt phòng thì xuống học buổi chiều tạm vài hôm. Chỉ vài hôm thôi mà Lớp chiều gặp lớp sáng là TEO HẾT RỒI.
    Cảm ơn NTT Nạn, Mình chỉ mong đợi có thế thôi. Quê Hươg mà
    Chúc các Bạn và Gia Đình luôn Mạnh Khỏe và Bình An

    • Nguyễn Thị Tỵ Nạn

      Tặng bạn Lê văn Hoàng nè ,,,

      Em vẫn mơ một ngày nào anh với em chung tình bạc đầu.
      Trên quê hương nghèo. Trong khu rừng già.
      Trước mái nhà cờ ,,, bay phất phơ.

      Bên mái hiên ta ngồi chuyện trò.
      Khoai nướng thơm hương tình ruộng đồng.
      Con thơ ngoan hiền ê a đánh vần
      “Vê en-Nờ” là Việt Nam kiêu hùng.
      “Vê en-Nờ” là Việt Nam mu ôn n ăm. … (NA)

    • Đào Minh Tri

      Dzậy là Lê Văn Hoàng hoc trường MXT na ?

  10. Lê văn Hoàng

    Nhắc đến những con đường ở Qui Nhơn thì đầy Kỹ Niệm
    Còn Đường Nguyễn thái Học cũng dài lắm. Gần cuối đường có quán Phở Công Binh gần Nghĩa trang. Tối tối cả đám hay rủ nhau cuốc bộ, vừa đi vừa tán dốc đến đó ăn Phở, rồi lại cuốc bộ về.
    Ngay ngã tư Lê Lợi và Phan bội Châu sát rạp hát Lê lợi có quán Cafe Bạch Tuyết, mỗi sáng Chũ Nhật các bạn hay tập trung ở đó uống Cafe tán dốc tới trưa mới về. Đối diện bên kia Đường là Quán Cafe Dung. Lính Hải Quân hay tập trung ở đây.
    Nhà mình ở Đường Nguyễn Du, đối diện xéo bên kia Đường là nơi ở của các Bác Sĩ Tân Tây Lan, đối diện là Sở Đại Hàn.
    Nhớ Qui Nhơn lắm, mong một ngày về

  11. phamlehuy

    Đường Xưa Lối Cũ
    Nhạc Sĩ Hoàng Thi Thơ
    Ca Sĩ Tuấn Vũ

    • người di tản buồn

      … Chạnh lòng thương nhớ những phút xưa, phút xưa qua qua rồi
      Lạnh lùng tưởng nhớ bóng dáng ai in sâu trong lòng tôi
      Đường xưa còn đó, nắng vẫn lên, vẫn trăng treo ven đồi
      Mà hình bóng cũ, thiếu trong tôi mỗi khi nghe chiều rơi…

  12. tucumi

    Tào Lao wơi…
    Ở Qui Nhơn, con đường là “Con đường xưa em đi” ?

  13. Thùy Dương

    Dù TD không ở Qui Nhơn nhưng vẫn thấy đất Qui Nhơn thân thương vô cùng…nghe mọi người nói về những kỷ niệm mà…ganh tị quá đi thui…hic…

  14. từ mạnh long

    Nói về QN, không biết các bạn còn nhớ có trận lụt lớn lắm nước biển tràn vào tận trung tâm thành phố, chẳng nhớ năm nào nhưng có thể lúc mình cỡ…8 hay 10 tuổi thôi! Có ai còn nhớ năm nào không?

    • G có nhớ, vì đó là năm đầu tiên G ra QN ở đường CĐ, trước trường CĐ luôn, G còn nhớ mơ hồ là lúc đó nước nhiều lắm…

      • tule

        @Gau,
        Co them mot dzu an nua ne.
        Nguoi noi lut nam 64, nguoi noi lut nam 67. Bay gio tinh sao day ha G?

        • Cái này G nhớ chắc luôn nè…là năm 63 , 64 gì đó, G khg nhớ rõ nhưng chắc chắn là không phải năm 67 đâu….G còn nhớ năm đó GĐ G đặt chân đến QN, vài tháng sau là bị một trận lụt xanh mặt luôn…chiến này NT bị lộn đó nghen…hêhhehe…

        • Thùy Dương

          Hi…dzụ án này củng đơn giản thôi mà.Này nhé,anh Từ cứ lấy năm sinh của mình trừ đi cho năm 64 hoặc 67 chi đó nếu trùng hợp với số tuổi lúc anh chứng kiến cơn lụt ( nghe nói lúc đó anh khoảng 8 hay 10 tuổi ) thì năm đó đúng… Anh giải bài tán đó xong nhớ đóng khung đáp số gởi dzìa trang nha…

          • từ mạnh long

            @TD,
            Nghe Gấu, TD và XH đều nhớ đến trận lụt vào năm 64 và thời gian đấy cũng là lúc mình chừng đó tuổi, như vậy là đúng rồi.
            Ít nhất chúng ta cùng đồng ý với nhau cột mốc thời gian về những diễn biến của thành phố mà chúng ta cùng có chung những kỷ niệm vui, buồn. Thank-you cái đùng tất cả nhé!

    • Nguyên Thủy

      Dzẫy là anh Từ có lậu nước trước trường Mai Xuân Thưởng năm đó..?

      • từ mạnh long

        Lụt cao hơn đầu gối lận đó NT, không biết sao nước biển tràn vào quá trời luôn, mình ở ngay Ngô Quyền và Nguyễn Du lội bì bõm trước nhà thôi làm gì mà đi tới trường được.

    • Thùy Dương

      Hình như năm đó là năm 64 Vì TD hay nghe Mẹ nhắc đến cơn bảo lụt năm thìn đó….anh TML ạ…

  15. Nguyên Thủy

    Có một chi tiết mà tác giả có thể nhầm lẫn: Ngân hàng phát triển nông nghiệp nằm ở ngả ba Lê Lợi và Nguyễn Huệ chứ không phải ở đường Lê Thánh Tôn…Hình như là Việt Nam Thương Tín (?)

  16. từ mạnh long

    Xa QN đã quá lâu, ký ức về QN bây giờ cũng phôi pha.
    Những con đường từng đi qua, những bạn học cùng ngồi mài đũng quần ở Mai Xuân Thưởng, Cường Để rồi Nhân Thảo bây giờ cũng nhớ nhớ quên quên! Đôi khi một cái tên nào đó nghe quen quen cũng có thể đánh thức một phần nào trí nhớ kém cõi của mình. Rất cám-ơn bạn Mỹ Thắng đã có công nhắc nhở cho mình về những người bạn cũ, cám-ơn Mỹ Đức đã gợi lại những kỷ niệm rất hãnh diện ngày xưa mà nếu không nhắc thì có lẽ mình cũng không bao giờ nhớ, cám-ơn tất cả các bạn còn nhớ đến mình và cũng cám-ơn bài viết của Irene đã cho mình một cơ hội về thăm lại những con đường của thành phố Qui-Nhơn, những con đường mà không ít thì nhiều để lại những vết chân của mình, nhất là trong tâm tưởng.

    • Nguyên Thủy

      Anh Từ học tiểu học ở Mai Xuân Thưởng..?

      • Đào Minh Tri

        Anh Từ học trường tiểu học lớn nhứt xứ nẫu hàu đó í Nguyên Thủy

      • tule

        @NT,
        Mai Xuan Thuong for sure!

        • tule

          PS:Truong trung hoc co so Le-Loi bay gio do NT va DMT.
          Dung khong?

        • Nguyên Thủy

          Dzẫy là anh Tri nhớ lộn tới ai rầu..???

        • Đào Minh Tri

          Anh Từ cần check lai hầu đó học trường nào thì hỏi Nguyễn Đức Diêu và Thiên Bồng là biết liền thâu , anh Từ và Thiên Bồng ngầu bàn đầu tiên lúc nào cũng gần bên nhau

          • Nguyên Thủy

            Đây mới đúng là “bótay.com”…?

            • Đào Minh Tri

              Ừa hén …. Nguyên Thủy hén

              • từ mạnh long

                Kêu 2 ngừ NĐD và TB đối chất coi sao chớ Từ mỗ học trường nào Từ mỗ hổng nhớ seo. Trường Từ mỗ học đối diện là con đường…Ký con hình chữ U mờ…Be ..he…he…heeee!!!!!

                • Hơ…hơ….cái dzụ này mới là dzui nè…hêhhehehehe….

                  • Nguyên Thủy

                    Gấu wơi…Dzụ này chỉ có 2 khả năng xảy ra..:
                    1.Rượu đỏ làm mmờ ký ức..?
                    2.Đeo kiếng đen lâu wá nên thấy “râu ông nọ cắm cằm bà kia”..?
                    Gấu cá độ bên nào…Cho chọn trước đó…

                    • Cá độ hả…thực tình là cái dzụ án này dzui quá…bà con wươi…dzô cá độ coi bác Từ hầu đó học trường nào nè…
                      1- phe anh Đào minh Trí với Nguyên Thuỷ thì nói bác Từ hổng phải học trường Mai xuân Thưởng
                      2- còn bác Từ thì nói bác í học trường Mai xuân Thưởng
                      G hổng chơi cá độ đâu…G thích làm trọng tài thâu hà Nguyên Thuỷ wươi…

                    • Nguyên Thủy

                      Gợi nhớ cho anh Từ nè…Một số tên Thầy, Cô mà NT còn nhớ…:
                      Cô Mai, cô Gương, Thầy Văn Duyên, Cô Thuận, Thầy Khấu, Thầy A, Thầy Viên, Thầy Nguyễn Minh Bội, Thầy Hồ Phú Quế…
                      Nếu anh hổng nhớ được chút nào thì gõ gàng anh hổng có học trường này…Mời chị Xuân Hùng làm chứng luôn…

                    • NT nhắc đến thầy Khấu…G có nhớ thầy Khấu, hình như năm lớp 3 G có học thầy Khấu ở trường Mai xuân Thưởng

                    • Nguyên Thủy

                      Thầy Khấu hình như ở Mỹ…Sau 75 Thầy rất cực…!

                  • Đào Minh Tri

                    Hình như nguyển thủy wên thầy Truy , cô Bảy , cô Phong ….nữa không biết anh Từ có nhớ không ?

                    • Nguyên Thủy

                      Mấy thầy cô này NT hổng biết có lẽ dạy ở trường nào khác đó anh Tri..?

                    • Đào Minh Tri

                      Ừa hé Nguyên Thủy ! Đó là thầy cô day trường tiểu học Nguyễn Huệ sorry già rầu wuýnh lộn chữ 😉

                    • Nguyên Thủy kể tên thầy cô giáo Trường Mai Xuân Thưởng rất chính xác.còn thầy Thiều( người gầy, cao) thầy Trần Duy Chứng (hiệu trưởng) nữa ….Nguyên Thủy ơi!

                    • Nguyên Thủy

                      Anh Từ dzới anh TB ngồi bàn đầu tiên ..Dzẫy anh Tri ngồi bàn nào…?

                    • Nguyên Thủy

                      Có khi nào anh Tri nhớ lộn anh Từ dzới người nào khác hông..?

                    • từ mạnh long

                      Không hiểu sao mà ĐMT cứ bắt người ta đổi trường mới chịu là sao dzẫy nà!?

                    • Đào Minh Tri

                      Hầu đó nhờ có chút thước tất nên lớp nào cũng phải ngầu bàn cuối lớp thâu Nguyên Thủy

                    • Nguyên Thủy

                      Í chà …Hèn gì…

                    • Đào Minh Tri

                      Bởi vậy anh Từ đâu ngờ bị theo dõi từ lâu lắm rầu mà không biết còn hay cãi ! Chắc là đân gốc Quảng Nôm rầu 😉

                • Đào Minh Tri

                  Thiệt rầu Nguyên Thủy wơi ! Bó tay.com rầu

                  • từ mạnh long

                    @NT,
                    Không nhớ tên ai cả NT ơi, nhưng trường mình học thì mình nhớ chứ làm sao nhầm lẫn được,
                    Ví dụ: trường ĐC và NT làm sao lầm được nhỉ!

                    • Kỳ quá ha anh Từ…trường mình học mình biết chứ ha…
                      Thời tiểu học G học qua 3 trường ở QN, vậy mà bi giờ G cũng vẫn còn nhớ tên 3 trường đó mà…

                    • Nguyên Thủy

                      Hè..hè.. Gấu học qua 3 trường mà tới giờ vưỡn coàn nhớ dzì Gấu có uống rựơu đỏ đâu…?

                    • Thùy Dương

                      Dzị là gỏ gàng …uống gượu nhiều sẻ có hại cho sức phẻ dzà ảnh hưởng đến trí nhớ phải hông NT????Thâu rầu…anh Từ ơi….

                • từ mạnh long nói vậy là hoc trường Mai Xuân Thưởng rồi bà con ơi!

                  • từ mạnh long

                    @TD, không phải thốt lên câu:”Thâu rầu…anh Từ ơi….” não nuột thế đâu vì anh vẫn khỏe và trí nhớ vẫn tốt, bằng chứng là có quên TD đâu nà.
                    Nói thêm một chút về trường MXT các bạn xem có đúng không nhé:
                    Từ cổng trường bước vào hai bên là hai hàng phượng vĩ rất đẹp, cột cờ giữa sân, trường xây theo lối chữ C, phía tay trái là lớp năm ngược chiều kim đồng hồ về bên trái lớp tư, ba, nhì và nhất. Mình cũng có thể đi vào trường bằng cổng sau từ HBT đi vào, nhớ không lầm thì có nhà của cô lao công lo cho trường và cũng là nơi bán căn tin cho học sinh.
                    Không biết nhớ như thế thì có bị…đuổi ra khỏi trường không nhỉ!??????

                    • Từ Mạnh Long tả như vậy là đúng rồi.Nhưng TML gọi cô lao công là gọi con gái của bác Lao công rùi.Một chị lớn tên là Mai . Cô em là liễu . Gia đình này đông con lắm.Hồi đó gọi là quán chứ ai gọi Căn tin bao giờ.Mất gốc rùi TML thân mến ơi!

                    • Nguyên Thủy

                      Anh Từ nhớ lộn trường nào dzẫy ta..?Vì trường Mai Xuân Thhưởng hổng có hai hàng phượng vĩ …?Lớp một nằm trong góc, chính giữa là văn phòng hiệu trưởng, Thầy, Cô. lớp hai, lớp ba gần văn phòng, lớp bốn ở bên trái, lớp năm ở bên phải (nếu nhìn từ cổng trường.. So với trướng Nguyễn Huệ, trường MXT rất nhỏ, mỗi khối lớp chỉ có 4 lớp A,B,C,D..Thầy Bội dạy lớp năm D..Nhà Thầy ngay sau lưng trường, nhà thầy Độ cũng gần đó…Học trò thường ra chơi banh bàn ở quán sau trường…Nhắc lại hy vọng anh Từ nhớ được…

                    • từ mạnh long

                      Thâu rầu…rầu! Lại bị NT đuổi nữa tầu các bạn tôi ơi!!!!!!
                      Be…eh…eh..he..heeee!!!!!!

                    • từ mạnh long

                      XH ui, gọi là cô nghĩa là Cô lớn đó nhen.
                      Còn quán thì mình ..he…he…quên mất tiêu nên phải dùng chữ căn tin í mà.
                      Thank-you đã nhắc nhỡ!

                    • Thùy Dương

                      Thâu rồi…lần này chắc bó tay thiệt rầu anh Từ ơi…hic hic…

                    • Hâhhaha….dzụ án vẫn chưa đến hồi kết thúc…bi giờ có thêm chị Xuân Hùng dzô “phe” anh Từ…

                    • Đào Minh Tri

                      Hehe ! Nẫu woàn tàn đòng ý dzí Thùy Dương 110% luôn !!! Anh Từ wơi

                    • Thùy Dương

                      Ừa hé anh Trí…he1eeee….

                    • từ mạnh long

                      Hai hàng phượng thì chắc nhớ không sai đâu NT, bây giờ thì vật đổi sao dời không biết có còn hay không?
                      Nhưng phải khen NT một cái là NT nhớ rất chi tiết về những lớp học, đúng như vậy đó NT, BRAVO!

                    • Nguyên Thủy

                      Sao anh Tri em re…Hỏng tả lớp học mà anh nói ở trường Nguyễn Huệ với anh Diêu và anh Thiên Bồng ngầu chung dzới anh Từ..? He..he dzui đó nghen..Nhắc để nhớ thuở nhỏ xíu…

      • XH cũng học Tiểu học Mai Xuân Thưởng nè Nguyên Thủy, Đào Minh Trí….

  17. “NHỮNG CON ĐƯỜNG QUI NHƠN.” đã gợi lại cả một bầu trời kỷ niệm của HP. Nguyên Thuỷ hay lắm.

  18. Nguyên Thủy

    Nói về đường Gia Long…Anh Tri biết gành gốm lắm…

  19. Nguyên Thủy

    Trước trường tiểu học Mai Xuân Thưởng…có đường Ký Con hình chữ U đó…

  20. Tào Lao

    Hầu đó mình cũng thik đường Triệu Ẩu nè !

    • Đào Minh Tri

      Con đường Triieeuj Ẩu này chắc là Nhỏ rành lém

      • Nhỏ

        Anh Trí giỏi ghê nha. Nhớ rành vì Nhỏ phát hiện có anh chàng kia hãy tới đầu đường Triệu Ẩu ngó dáo dác tìm kiếm cái chi như là tìm số gạo í, ngó bộ dạng mắc cười lắm , Lúc đó ko biết ai , bi chu mới biết là người wen.

        • G không biết con đường Triệu Ẩu có cái gì mà nghe như…nó mờ ám xao xao đó…

          • Nguyên Thủy

            Hình như chỉ có trường tiểu học Triệu Ẩu (?) Như tác giả nói đoạn đường này không cây xanh, không thơ mộng..
            Con đường nho nhỏ, ngôi trường be bé…
            Gấu chắc biết học trò là ai rầu hén..?

            • phamlehuy

              Xin được nhắc lại:
              – Trường Tiểu Học Ấu Triệu (chớ không phải Triệu Ẩu) nằm gần cuối đường Tăng Bạt Hổ (phía dưới Chợ Lớn Qui Nhơn).
              – Đường Bà Triệu chạy song song với đường Cường Để (giữa Cường Để và Võ Tánh). Ngay ngả tư đường Bà Triệu và Tăng Bạt Hổ có quán cà phê Thảo mà năm 2010 tôi có viết bài “Thảo, cà phê vỉa hè”, mời đọc ở link này:

              http://cuongde.org/index.php/tap-ghi/143-le-huy/2067-thao-ca-phe-via-he

              • Nguyên Thủy

                Đúng rồi đó anh Huy…Nhà Thầy Huỳnh Hữu Dụng trên đường Bà Triệu, Thầy Hòa dạy Pháp văn cũng gần đó trên đường Tăng Bạt Hổ.

                • phamlehuy

                  Thầy Huỳnh Hữu Dụng hiên nay ở San Jose. Kỳ Đại Hội Liên Trường 2015 vừa qua tôi có gặp con của Thầy là Huỳnh Hữu Qui Nhơn.
                  Sau bảy-lăm tôi “học cùng lớp, cùng phòng và ra trường cùng lúc” với Thầy.
                  Nhà Thầy Lê Văn Hòa ở trên đường Tăng Bạt Hổ, gần chùa Khổng Tử.

                  • Tào Lao

                    “Sau bảy-lăm tôi “học cùng lớp, cùng phòng và ra trường cùng lúc với Thầy” Hì hì,,,.đây gọi là duyên gì vậy hỡ anh phamlehuy ?

                  • Nguyên Thủy

                    Ngày ra trường chắc mạnh ai nấy chạy …hỏng liu liếng gì hết hén anh …?Dzẫy là anh học khác trường với Thầy Võ Ái Ngự..?

                    • phamlehuy

                      Đúng, ra trường mạnh ai nấy chạy sút dép luôn… Chẳng dám liu liếng gì hết !
                      “Trường tôi học” có bốn chỗ cách xa nhau nên không biết Thầy Võ Ái Ngự (cũng là Huynh Trưởng Hướng Đạo) học ở đâu.

                  • Vậy hồi đó anh phamlehuy có đi dạy không dị..?

                    • phamlehuy

                      Sau khi “ra trường” tôi đi bụi đời vì homeless và jobless ở Sài Gòn chứ không đi dạy “môn đã học với Thầy Huỳnh Hữu Dụng”.

                    • Tào Lao

                      Hình như hồi đó anh phamlehuy có đi dạy trường NTH Quy Nhơn hay sao á, dzì có lần tui thấy ảnh mặc đồ lính có gắng mớ lon hoa mai vàng uy nghi đi dzô trường NTH wai lắm ,,, Tui đang tìm tấm hình đó nè !!!

                    • từ mạnh long

                      @ Anh Huy,
                      Homeless, Jobless and…”Teachless” còn gì “lẹt” nữa không Anh? He…he..!

                    • phamlehuy

                      Hồi đó tui là “Gươm lạc giữa rừng bông” chớ không có dạy NTH.

            • Rầu…biết luôn…là xì trum chớ còn ai nữa….

        • Nguyên Thủy

          Nghe Nhỏ tả sao giúng người ở trên Đà Lạt dzẫy..?

        • Đào Minh Tri

          Nhỏ có nhớ anh chàng nào đến xốm Nguyễn Công Trứ mà dồm dào nhà ai dzị

    • phamlehuy

      Xin nhắc một chút:
      – Trường Tiểu Học Ấu Triệu (chớ không phải Triệu Ẩu) nằm gần cuối đường Tăng Bạt Hổ, phía dưới Chơ Lớn.
      – Đường Bà Triệu nằm song song với đường Cường Để (giữa đường này và đường Võ Tánh). Ngay ngả tư đường Bà Triệu và Tăng Bạt Hổ có quán cà phê Thảo, vào năm 2010 tôi có viết bài “Thảo, cà phê vỉa hè”, mời các bạn vô đọc ở link này:

      http://cuongde.org/index.php/tap-ghi/143-le-huy/2067-thao-ca-phe-via-he

  21. Tào Lao

    Mình thích nhất là con đường bắt đầu từ đường Ngô Quyền cho đến Lê Thánh Tôn ,với những ngôi nhà kín cổng , có những giàn hoa giấy đủ màu , còn có những “bóng hồng” một thời làm bao trái tim ruớm máu đó .
    Cảm ơn NT đã s ưu tầm và cảm ơn tác giả chị Irene .

  22. Mỹ Thắng

    Hic hic,, tậu Nhỏ chưa , QN có mỗi con đường Nguyễn Công Trứ khi xua nổi tiếng có cây si cổ thụ mới trồng chần dần ở đó mà mấy lần viết về QN không ai nói đến con đường nầy cả là sao???

  23. Con đường Nguyễn thái Học có nhà của G ngày xưa đó cũng hổng thấy được dzô “những trang dzàng” …hic…ta noái…buồn lắm luôn…
    G giỡn chút thôi…chứ rất cám ơn tác giả đã cho mọi người quay về lại thành phố xa xưa của mình…và cũng cám ơn Nguyên Thuỷ đã bưng dzìa đây…
    Các bạn mình ơi…hãy gợi nhớ…gợi nhớ đi…

  24. Nhỏ

    Trời ơi, buồn ơi là buồn nè troi ? Con đường Nguyễn công Trứ cây dài bóng mát rứa mà ko có ai thèm nhắc hết, Mặc dù kô có rạp xi nê, kô có quán cf , Nhưng có những gốc cây….. si bự chảng đó chứ bộ ?

  25. que đinh văn

    Irene là ai dzẫy Nguyên Thuỷ chắc là quen với bạn cùng lớp tôi là Ninh và vợ là Loan , còn Xuân Điềm trên tôi 2 lớp là cây violon thường được chọn bắt giọng hát quốc ca dưới cột cờ sáng thứ 2 , bài biết đúng như những gì QN từng có . Cảm ơn bạn .

  26. Nguyên Thủy

    Cảm ơn tác giả Irene đã kể lại rất chi tiết những con đường, hàng quán ở Qui Nhơn trước năm 1975…Bây giờ hầu như đã thay đổi rất nhiều…Bài viết gợi lại biết bao kỷ niệm thời tuổi nhỏ..Mong mọi người cùng bổ xung để chúng ta có thêm nhiều ký ức về Qui Nhơn ngày đó – chúng ta…

Gửi phản hồi cho Gấu Hủy trả lời

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.